Suy Niệm Lẽ Sống Tháng 3

Suy Niệm Lẽ Sống Tháng 3

1.TRO TÀN CỦA LỊCH SỬ

Một buổi sáng dạo đầu tháng 8/1990, dân chúng Bulgary bỗng chứng kiến một cảnh khác thường tại quảng trường chính ở thủ đô Sôphia: người ta kéo thi hài của chủ tịch Georgi Dimitrov ra khỏi lăng tẩm và mang đi hoả táng. Chỉ có một vài người thân của ông tham dự nghi lễ hoả táng. Sau đó, tro tàn của ông được mang đi cải tang bên cạnh phần mộ của mẹ ông.

Georgi Dimitrov đã từng được tôn thờ như anh hùng dân tộc vì đã đánh đuổi được phát xít và sáng lập đảng Cộng sản Bulgary. Năm 1949, khi ông qua đời, người ta đã ướp xác ông và đặt vào trong lăng tẩm để dân chúng chiêm ngắm và suy tôn. Nhưng vinh quang của quá khứ ấy đã không đủ sức để bảo vệ ông khỏi đống tro của lịch sử…

Người ra lệnh đưa ông ra khỏi lăng tẩm và hoả táng không ai khác hơn chính là đảng Cộng sản Bulgary nay đã đổi tên thành Đảng xã hội…

Georgi Dimitrov là một trong sộ các lãnh tụ cộng sản như Lenin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh đã được ướp xác và tôn thờ trong lăng tẩm như các vu chúa Ai Cập thời cổ…

con người bởi đâu mà ra? Con người sống để làm gì trong cõi đời này? Con người sẽ đi về đâu sau cái chế…? Nếu ai cũng nghiêm chỉnh tự đặt ra cho mình những câu hỏi lớn ấy thì có lẽ không ai còn nhọc công để chạy theo tiền của, danh vọng, không ai còn nghĩ đến chuyện ướp xác và xây lăng tẩm nữa… Có ai thoát khỏi đống tro tàn của lịch sự? Hôm nay, ngưởi ta tôn thờ, ngày mai người ta hạ bệ. Hôm nay, người ta ướp xác, ngày mai người ta lại lôi ra đốt…

Là người có niềm tin, chúng ta đặt tất cả tin tưởng nơi Đức Kitô. Qua cuộc sống, cái chết và sự phục sinh, Chúa Giêsu đã mang lại giải đáp cho tất cả những câu hỏi lớn của đời người. Phúc thay cho những ai biết mình từ đâu đến, biết mình sống để làm gì và biết mình sẽ đi về đâu. Một ý nghĩa, một hướng đi cho cuộc sống: phải chăng đó không là điều chúng ta đang tìm kiếm?

Tin Mừng ghi lại phép lạ Chúa Giêsu hoá bánh ra nhiều cho hơn 5 ngàn người ăn. chỉ bằng một lời nói. chỉ trong chớp nhoáng, Chúa Giêsu đã có thể nuôi sống hàng ngàn người đói khát. Với quyền năng của Thiên Chúa, Chúa Giêsu có thể vung cây đũa thần để mang lại no cơm ấm áo cho nhân loại. Nhưng Ngôi Hai Thiên Chúa đã không làm người vì sứ mệnh ấy. Ngài đến để mang lại một thức ăn khác: một thức ăn sẽ không làm cho con người phải đói khát, phải chết, phải mai một trong hư vộ của tiền của và danh vọng nữa… Ngài đến để mang lại cho chúng ta sự sống trường sinh… Đó là lý do đã khiến Chúa Giêsu khước từ không chịu làm vua khi người ta muốn tôn vinh Ngài. Sau bữa ăn do phép lạ hoá bánh ra nhiều, Ngài mời gọi con người hãy hướng đến của ăn không hư nát, của ăn mang lại sự sống bất diệt.

2.BÀN THỜ CHO NGƯỜI NÔ LỆ

Du khách đến viếng thăm nước Tanzania bên Phi Châu không thể không dừng chân trước nhà thờ chính toà Anh giáo tại Zanzibar.

Bước vào nhà thờ, người ta có thể đọc ngay lời chào đón được viết trên tường như sau: “Bạn đang ở trong nhà thờ chính toà có Đức Kitô. Nơi đây, trước kia đã từng là chợ buôn người nô lệ”.

Ngôi thánh đường này đã được xây ngay trên chính khu đất mà ngay xưa người da trắng đã tập trung không biết bao nhiêu người Phi Châu để buôn bán đổi chác như những con thú. Đặc biệt nhất là bàn thờ của ngôi thánh đường: đây là nơi mà trước khi được bán, người nô lệ phải chịu đánh đòn. Sở dĩ ngươi ta phải dùng roi để quất vào người nô lệ là để xem người ấy còn khoẻ mạnh không.

Cột trụ ở ngay lối vào nhà thờ là một cây thánh giá gỗ có mang tên của nhà giải phóng Livingstone. Bác sĩ Livingstone, một nhà thám hiểm người Anh, đã hô hào chống lại cuộc bán buôn vô nhân đạo này. Cây thánh giá mang tên ông đã được chạm trỗ từ gốc cây nơi ông thường đứng để hô hào cuộc chiến bãi bỏ việc buôn bán người nô lệ.

Mãi đến ngày 6/6/1873, việc buôn bán người nô lệ mới chính thức bị cấm chỉ bằng một đạo luật. Kể từ đó, phẩm giá đích thực của người da đen mới được nhìn nhận.

Cũng như một đan viện dòng kín đã được dựng lên ngay bên cạnh trại tập trung Auschwitz bên Ba Lan để âm thầm nhắc nhớ về những độc ác dã man mà con người đã có thể làm cho người khác, thì nhà thờ chính toà anh giáo tại Zanzibar cũng là một nhắc nhớ về một quá khứ vô ùng đau thương và đen tối của cả nhân loại, khi con người chỉ xem những giống người khác như thú vật để đổi chác. Nhưng một tưởng niệm không chỉ dừng lại ở khía cạnh kết án, nó còn là một mời gọi để cam kết sống đích thực hơn. Đối lại với chà đạp dã man phải là sự tôn trọng yêu thương mà con người phải có đối với tha nhân.

Cuộc sống của người Kitô chúng ta được xây dựng trên một tưởng niệm vô cùng cao cả: đó là cái chết của Đức Kitô được hiện thực trong thánh lễ. Thánh lễ vừa là một nhắc nhớ về cái chết vô cùng dã man mà Đức Kitô đã trải qua, vừa là một tưởng niệm về tinh yêu vô bờ của Thiên Chúa đối với con người, và là một mời gọi sống yêu thương, yêu thương đến nỗi có hể chết thay cho người khác… Chúng ta không thể tưởng niệm cái chết của Chúa Giêsu mà vẫn tiếp tục cưu mang hận thù, mà vẫn nuôi dưỡng sự khinh rẻ đối với tha nhân.

3.VÀNG BẠC TRONG TRO BỤI

Trong kinh điển Phật giáo, có ghi lại câu chuyện ngụ ngôn như sau:

có một người giàu có và tham lam nọ bỗng thấy tiền bạc của cải mình biên thành tro bụi. người đó đau buồn thất vọng đến độ không còn thiết gì đến ăn uống nữa. Hay tin ông đau liệt, một người bạn tìm đến thăm. Sau khi đã tìm ra nguyên nhân của căn bệnh, người bạn mới nói như sau: “Anh đã không biết sử dụng của cải của anh. Chính vì thế mà anh càng thu tích, thì của cải anh càng trở thành tro bụi. Xin anh hãy nghe lời khuyên sau đây của tôi: anh hãy đưa cả đống tro bụi vào hiệu buôn của anh. Anh ngồi trên đó và rao bán cho mọi người”. ] người giàu có làm theo lời khuyên của người bạn. Ông ngồi trên đống tro và rao hàng. Có người hỏi tại sao ông bán tro, ông trả lời như sau: “Đây là tất cả tài sản của tôi”.

Một ngày kia, có một em bé gái mồ côi đi qua trước cửa hiệu. Em nghèo nhưng trongl òng không hề có chút vương vấn đối với của cải. Thấy người giàu có ngồi trên đống tro, em bé mới nói: “thưa ngài, ngài không biết là ngài đang bán vàng và bạc đó sao?”. Ngạc nhiên trước lời nói chân thành của em bé, người đàn ông mới thành khẩn van xin: “Xin cháu hãy chỉ cho chú biết đâu là vàng, đâu là bạc trong đống tro này?”. Đứa bé đưa tay bốc lên một nắm tro. Tức khắc,vàng hiện lên trên tay em trước sự ngỡ ngàng của người giàu có.

Sự vật luôn có hai mặt.Kẻ tham lam nhìn vào chỉ thấy tro bụi và những của cải chóng qua ở đời này, trái lại người có tâm hồn trong sạch sẽ nhìn thấy được những giá trị vĩnh cửu. Kẻ bi quan nhìn vào sự vật sẽ chỉ nhìn thấy bóng tối, nhưng người lạc quan lại nhìn thấy ánh sáng và vẻ cao đẹp của sự vật. “Hãy tưởng nghĩ đến những sự vật trên trời” đó là lời khuyên vằng ngọc của thánh Phaolô. Tưởng nghĩ đến những sự trên trời không có nghĩa là sống trong thế giới của mơ một, ảo tưởng mà trái lại là sống tích cực trong thế giới này, sống bằng đôi mắt luôn tỉnh thức để nhận ra chiều kích vĩnh cửu của cuộc sống,sống bằng tâm hồn trong sạch để nhận ra được những giá trị cao đẹp của cuộc sống. “Đầu đội trời nhưng chân đạp đất”: đó là thế đứng đích thực của con người. Cắm rễ trong lòng cuộc sống này, nhưng vẫn luôn hướng nhìn về trời cao. Sống một cách trọn hảo từng phút giây của cuộc sống. Sống với tất cả trân trọng trong sinh hoạt hằng ngày. Sống những cái thường nhật với tất cả tin yêu, cảm mến… đó chính là cách sống của người có niềm tin.

4. CÁC CON HÃY NÊN TRỌN LÀNH

Người ta kể lại rằng thánh Antôn ẩn tu đã tìm đến gặp một người thợ giày, vì nghe đồn rằng người thợ giày này có một đời sống đạo đức lạ thường. Được hỏi đâu là bí quyết để nên thánh, người thợ giày đáp gôn: “Tôi chỉ biết đóng giày”.

Ngạc nhiên vô cùng, thánh Antôn hỏi vặn lại: “Nếu chỉ có thế thì làm sao mà gọi là thánh thiện được. Tôi đây, tôi tưởng nghĩ đến Chúa từng phút giây. Ông có bí quyết gì khác nữa không?”. Người thợ giày giải thích: “Tôi làm việc 8 giờ, cầu nguyện 8 giờ và ngủ nghỉ 8 giờ”.

Thánh Antôn cũng chưa cho đó là một cuộc sống lý tương. Ngài cho biết, ngài cầu nguyện từng phút giây. “Vậy ông sống đức khó nghèo như thế nào?”. Người thợ giày bảo: “Tôi cho Giáo Hội một phần ba của cải của tôi, một phần ba tôi bố thí cho người nghèo và một phần ba tôi giữ lại cho tôi”. Thánh Antôn chưa cho đó là bí quyến nên thánh trọn hảo,bởi vì chính ngài đã phân phát tất cả của cải của người cho Giáo Hội và người nghèo…

Thánh nhân vặn hỏi mại, cuối cùng người thợ giày mới khai ra bí quyết của công như sau: “Mặc dù tôi phân phát một phần ba tiền lương của tôi cho người nghèo, nhưng đêm ngày tôi không ngủ yên được khi tôi nhìn thấy cảnh nghèo xung quanh tôi, đến độ tôi đã thưa với Chúa: Chúa ơi, thà để con đi hoả ngục còn hơn nhìn thấy những người khốn khổ này phải triền miên trong cảnh nghèo đó…”.

Nghe đến đó, thánh Antôn đã bỏ ra về. Ngài chợt hiểu rằng ngài chưa đủ thánh thiện như người thợ giàu này đến độ dám hy sinh tất cả chỉ vì người nghèo.

Có rất nhiều cách để nên thánh, nhưng dường như không có một mẫu mực thánh thiện chung cho tất cả mọi người. Có người nên thánh ngay trong bậc sống của mình giữa trần gian. Có người chịu tử đạo. Có người sống trong bật tu trì. Mỗi một vị thánh là một cách sống. Tuy nhiên giữ những khác biệt đó vẫn có một mẫu số chung cho tất cả mọi cuộc sống thánh thiện: đó là tình yêu. Thánh Phaolô trong bài ca đức ái đã nói: “Dù tôi có thể nói được các tiếng lạ lùng, dù tôi có thể làm phép lạ chuyên núi di sông, dù tôi có làm được không biết gao nhiêu công trình… nếu tôi không có đức bác ái, tôi chỉ là một thứ thùng rỗng…”.

Không có đức bái ái, không có tình yêu thì tất cả toà nhà đạo đức của chúng ta chỉ được xây dựng trên hảo huyền mà thôi. Chúa Giêsu cũng đã nói với chúng ta: “Các con hãy nên trọn hảo như Cha các con trên trời”. Thiên Chúa là Tình Tiêu. Thiên Chúa yêu thương tất cả mọi người không loại trừ ai. VÀ cuối cùng vì yêu thương con người, Thiên Chúa đã hoá thân làm người như chúng ta… Đó là tận cùng của Tình yêu!

Người thợ giày trong câu chuyện của thánh Antôn không những dành của cải của mình cho người nghèo, ông còn tưởng nghĩ đến người nghèo như chính lẽ sống của mình. Thánh Antôn đã nhận ra đó là bí quyết cao cả nhất để nên thánh. Bố thí tất cả của cải của mình, xa lánh tất cả các thú vui của cuộc sống,đêm ngày ăn chay cầu nguyện là điều tốt. Nhưng nếu sống như thế chỉ để tìm cho mình sự thanh thản trong tâm hồn mà phải sợ người khác quấy rầy, thì một cuộc sống như thế chưa phải là lý tưởng cao nhất.

Hãy nên trọn lành như Cha các con trên trời. Đó phải là lý tưởng của người Kitô chúng ta. Cha trên trời yêu thương tất cả mọi người. Cha trên trời đã yêu thương con người đến nỗi đã phó ban chính Con một của Ngài. Thiên Chúa chỉ được gọi là Cha bởi vì Ngài sống cho con cái của mình… Sự sống Ngài ban cho chúng ta chỉ có thể triển nở và có ý nghĩa nếu nó cũng được sống cho tha nhân.

5. BỆNH QUÊN

Trưa ngày 25/12/1985, sau khi dự lễ Giáng sinh ở nhà thờ về, bà cụ Anne Mc Donnell ở tiểu bang New York, thấy một ông cụ già râu tóc bạc phơ như ông già Noel đang đứng trước cửa nhà. Thoạt nhìn, bà cụ tưởng một người nào đó giả dạng ông Noel để đùa, nhưng sau khi nhìn kỹ, bà cụ nhận ra đó là chồng mình, đã biệt tích từ 15 năm qua…

Nguyên do vào ngày 24/2/1971, ông James Mc Donnell bị té xuống thang lầu,rồi qua hôm sau bị tai nạn xe hơi. Gần một tháng sau ông lại bị tại nạn xe hơn một lần nữa, bị chấn động não và bất tỉnh. Vài ngày sau đó,ông đi bách bộ ngoài trời cho thoáng khí,rồi từ đó đi biệt tích luôn.

Về sau, ông Mc Donnell kể lại rằng: “tôi không còn nhớ gì cả. Tôi không biết tôi đã đến Philadelphia bằng phương tiện gì và vào lúc nào”. Ông cũng không nhớ tên họ hay địa chỉ của mình, nên khi đi ngang qua một cửa hiệu có tên là Peters, ông tự đặt tên cho mình là Jim Peters, rồi kiếm việc làm ăn sinh sống ở đó gần 15 năm.

Ngày Giáng Sinh năm 1985 vừa qua, tình cờ va đầu vào trần nhà ở sở làm, ông Mc Donnell bỗng phục hồi được trí nhớ. Ông nhớ lại tên tuổi, nơi sinh, chỗ ở cũng như quảng đời trước đó 15 năm. Ông liền tìm đến cuốn niên giám điện thoại để xem vợ còn ở chỗ cũ không. Khi biết chắc vợ mình chưa thay đổi địa chỉ, ông Mc Donnell đã đáp xe lửa về lại nhà cũ vào đúng ngày lễ Giáng Sinh…

Trong vòng 15 năm, ông Mc Donnell đã mắc một chứng bệnh: đó là bệnh quên. Quên có thể là một chứng bệnh như trường hợp ôngMc Donnell bị té thang lầu, bị tai nạn xe hơi.. Quên cũng có thể là chứng bệnh thông thường của nhiều người lớn tuổi, như nhiều cụ già thường quên bẵng những việc vừa xảy ra, nhưng họ lại nhớ rất rõ ràng tỉ mỉ những việc đã xảy ra hằng ba bốn chục năm về trước. Nhưng cũng có những trường hợp con người muốn quên đi một dĩ vãng đau lòng nào đó, như trường hợp nhiều người tìm quên lãng trong men rượu khói thuốc.

quên lãng có thể giúp con người tìm lại được đôi chút thanh thản trong tâm hồn, nhưng cũng có thể đưa con người đến chỗ vô ân. người không còn muốn nhớ đến nguồn gốc và công ơn sinh thành của cha mẹ mình là người đáng trách. Người không muốn nhớ đến những liên hệ mình với người khác cũng là mọt người đáng trách. Người khép mắt bịt tai trước những nỗi đau khổ của người khác cũng là một người đáng trách…

Người Kitô luôn được nhắc nhở để tìm ra dấu chỉ của thời gian qua các biến cố, để nhờ đó luôn nhận ra sự hiện diện và tác động của Thiên Chúa. “Hãy làm việc này mà nhớ đến Ta”. Đó là khẩu hiệu hàng đầu của người Kitô. Họ được mời gọi để ôn lại bước chân đi qua của Thiên Chúa trong cuộc sống hằng ngày. Đó là thái độ tỉnh thức mà Đức Kitô không ngừng mời gọi chúng ta hãy có trong từng giây phút.

6. NHỮNG TÁC PHẨM ĐỂ ĐỜI

Nguyện đường Sixtina trong nội thành Vatican đã được Đức Giáo Hoàng Sixto thứ IV cho xây cất vào cuối thế kỷ thứ 15. Không nhựng là nơi các vị Hồng y tụ tập để bầu Giáo Hoàng hay còn là nơi để tổ chức những buổi họp quan trọng khác có tính cách thượng đỉnh,nguyện đường Sixtina còn là một bảo tàng viện với những tác phẩm nghệ thuật bất hủ, nhất là những bức bích hoạ của Michelangelo.

Bất cứ du khách nào đến Roma cũng tìm đủ mọi cách để được một lần chiêm ngắm các bức tranh được vẽ trên tường và trên trần nhà này. Người thưởng lãm không những chỉ ngắm nghía dưới khía cạnh lịch sử, nghệ tuật,văn hoá, nhưng còn để hồn hoà nhập vào niềm tin sâu sắc của nhà nghệ sĩ. Thật thế, tất cả những bức tranh mà Michelangelo đã thực hiện trong nhà nguyện Sixtina đều được cảm hướng từ Kinh Thánh.

Nhà danh hoạ của chúng ta đã phải nằm ngữa trên một giàn gỗ hướng mặt về trần bản ròng rã không biết bao nhiêu năm tháng. Nóng lòng chờ đợi các tác phẩm của ông, ngày kia, Đức Sixto đã to tiếng hỏi vọng lên từ dưới đất: “Michelangelo, chừng nào ông mới hoàn thành công việc?”. Từ trên giàn gỗ, nhà danh hoạ đáp lại: “chừng nào con có thể!”. Vị Giáo Hoàng dường như mất hết kiên nhẫn: “Thế ông có biết là ông đã bắt đầu mây năm rồi chưa? thế mà tôi vẫn chưa thấy gì hết…”. Một cách điềm tỉnh, Michelangelo trả lời: “thưa Đức thánh Cha, con không làm việc cho đời tạm này, mà cho đời sau…”.

có những bản nhạc, có những tác phẩm văn chương, có những công trình kiến trúc đã trở thành bất hủ. Nghĩa là, qua dòng thời gian, người ta sẽ không bao giờ quên được những kiệt tác ấy. Nhiều khi chính tác giả của những công trình bất hữu ấy không bao giờ dám nghĩ đến sự trường tồn của tên tuổi mình như thế.

Danh hoạ và điêu khắc gia Michelangelo đã tiên đoán về số phận của những tác phẩm của mình. Quả thực, ông đã để lại muôn thế hệ tên tuổi của ông qua các sáng tác của ông. Tượng Pieta, tượng Maisen, tượng David và các bức bích hoạ trong nguyện đường Sixtina sẽ khộng bao giờ mai một với thời gian.

Tuy nhiên, cái bất hủ nơi con người chỉ là một bóng mờ đối với cái vĩnh cửu nơi Thiên Chúa. Một cuộc chiến tranh tàn phá, một thiên tai vùi dập: tất cả mọi tên tuổi và dấu vết của con người cũng đều tan biến. Duy chỉ có những gì được xây dựng trên nền tảng của vĩnh cửu mới được trường tồn.

Thiên Chúa không tạo dựng tất cả mọi người đều là thiên tài để ai cũng có thể để lại cho hậu thế danh thơm tiếng tốt của mình. Tuy nhiên, tất cả mọi người đều được tạo dựng như một kiệt tác của vũ trụ. Kiệt tác đó sẽ mãi mãi đi vào vĩnh cửu của Thiên Chúa. Nhưng mỗi đời người là một công trình xây dựng cho vĩnh cửu. Mỗi một việc làm vô danh và nhỏ bé nhất cũng đều mang một giá trị vĩnh cửu.

7. DACHAU

Dachau: đó là một địa danh mà dân Âu châu không bao giờ xoá bỏ khỏi ký ức của họ. Nơi tập trung và sát hại hàng triệu người Do Thái dưới thời Đức quốc xã, Dacahu vừa là hoả ngục của hận thù, độc ác, nhưng cũng là khung trời rực sáng những vì sao của yêu thương, tin tưởng.

Edmond Michelet, văn sĩ Pháp bị giam tại đây và sau này trở thành bộ trưởng Tư pháp,đã viết lại ký sự của những ngày bị giam trong địa ngục Dachau. Ông kể lại rằng, mỗi buổi sáng, các linh mục bị giam tù lén lút cử hành thánh lễ. Các tù nhân Công Giáo, bát chấp mọi đe doạ đến mạng sống, chen chút sát cánh bên nhau để tham dự thánh lễ.

Phẩm phục của linh mục chủ tế chỉ là một mảnh áo tù rách rưới thảm thương. Cái tách uống nước được dùng làm chén thánh, hộp thuốc ho được dùng làm bình đựng bánh lễ.

Sau thánh lễ, một số người được chia công tác mang Mình Thánh đến cho những người đang hấp hối được giam riêng trong phòng đặc biệt… Edmond Michelet kể lại rằng: hình ảnh ông vẫn luôn ghi nhớ đó là nụ cười rạng rỡ của những người đang tiến đến cõi chết.

Vào khoảng cuối năm 1944, một nghi lễ đặc biệt đã diễn ra ngay trong trại Dachau. Một phó tế người Đức, bị lao phổi, đang hấp hối… Các linh mục đang bị giam bèn nghĩ đến chuyện phong chức linh mục cho thày… Một vị Giám mục cùng bị giam đã chấp thuận tiến hành nghi thức. Người ta làm mọi cách để che mắt người lính canh. Một người Do Thái đã chấp nhận chơi đàn vĩ cầm để đánh lạc hướng sự chú ý của công an, vị Giám mục người Pháp, trong bộ đồng phục rách rưới của tù nhân,đã phong chức liinh mục cho một chủng sinh người Đức.

Vị tân linh mục đa cử hành thánh lễ đầu tiên ít ngày sau đó. Và đó cũng là thánh lễ cuối cùng của ngài… Trong quyền nhật ký của ngài, người ta đọc thấy hai chữ: Tình yêu, đền bù…

tình yêu mạnh hơn sự chế. Chân lý này sáng ngời một cách mãnh liệt ngay trong những nơi mà hận thù chết chóc ngự trị như luật tối thượng của cuộc sống. Hận thù càng dâng cao, chết chóc càng đe doạ, người ta càng thấy có những tấm gương của hy sinh, xả kỷ và tin tưởng.

Dạo tháng 6/1989, một số linh mục,Giám Mục người Balan đã hành hương đến trại tập trung Dachau để kỷ niệm 50 năm ngày thế chiến thứ hai bùng nổ và nhất là để tưởng niệm gương hy sinh của gần ba ngàn linh mục thuộc 9 quốc tịch khác nhau bị giam giữ tại đây. Trên ngôi mồ chôn lớn nhất,một thánh lễ đã được cử hành không phải để gợi lại hận thù mà là để cầu xin ơn tha thứ và hoà giải.

Đó chính là cái nhìn đích thực của người Kitô. người Kitô không những tin rằng hoa trái của yêu thương vẫn luôn có thê trổ bông ngay trên chính lò lửa của hận thù, nhưng họ còn được mời gọi để chỉ thấy yêu thương và thư thứ giữa hận thù.

Đó cũng chính là lời mời gọi của Đức Kitô trong thánh lễ mà Giáo Hội cử hành mỗi ngày. Chúng ta không tưởng niệm những độc ác dã man trong cái chết của Chúa, chúng ta không gợi lại hận thù trong cuộc tử nạn của Ngài, nhưng chỉ nhìn thấy yêu thương và tha thứ vô bờ của ngài. Ngài mời gọi chúng ta hãy chỉ nhìn thấy yêu thương và tha thứ giữa hận tù, hãy múc lấy yêu thương và tha thứ để đáp trả lại hận thù…

8.PHỤC SINH

Một linh mục Brazil thuật lại một kinh nghiệm phục sinh của mình như sau: “Mỗi ngày, khi đi ngang qua một con đường ở Rio de Janeiro, tôi đều thấy một người đàn ông còn trẻ ngồi dựa lưng vào tường, chìa tay xin ăn. Ông ta không đi được vì đôi chân bị tật. Vì qua lại quá thường nên sự hiện hiện và số phận đau thương của người ăn xin què quặt không làm tôi bận tâm suy nghĩ: thế nào là không đi được”.

Nhưng một ngày kia, số phận của ông ta bỗng đánh động tâm hồn tôi mãnh liệt. Nhất là khi dừng lại đằng xa quan sát tôi thấy có bao nhiêu người đi ngang qua mà hình như không trông thấy ông. Tôi quyết định đến nói chuyện và hỏi ông: “Ông có thể đứng dậy được không?d Ông có muốn đi không?”. Ông ta đưa cặp mắt mệt mỏi nhìn tôi dò xét và khi đọc được sự thành thật trên gương mặt của tôi, ông ta nói: “tôi luôn luôn hy vọng là một ngày nào đó cuộc đời tôi sẽ đổi mới. Dĩ nhiên tôi muốn đi được nhưng chi phí mua sắm các dụng cụ quá đắt làm sao tôi với tới. Vì thế không còn cách nào hơn là đành quên giấc mơ có thể đi được”.

Nghe xong tâm sự của ông, tôi xiết chặt tay ông giã từ và hứa: “Một ngày gần đây, giấc mơ của ông sẽ thành sự thật”.

Trong bài giảng thánh lễ Chúa nhật sau đó, tôi thuật về số phận của ông ăn mày và đề nghị cộng đoàn hãy làm cái gì để giúp ông ta. Một cuộc lạc quyên được tổ chức và tôi vui mừng khi thấy số tiền quyên góp được vượt quá chi phí của cặp nạn và đôi chân nhân tạo. Người hành khất cảng hân hoan hơn khi tôi báo tin mừng: ông được chuyên chở ngay đến một bệnh việc đặc biệt và trong những tuần lễ kế tiếp, ông cố gắng tập đi đứng một mình.

Lễ phục sinh đến. Tôi đi mời ông dự lễ và dành cho ông một chỗ đặc biệt gần bàn thờ. Trong bài giảng hôm ấy tôi lài đề cập về ông đại ý như sau: “Chúa Giêsu đã phục sinh để sống một cuộc sống mới.ngài sãn sàng ban cho chúng ta thông phần vào khả năng trao tặng nhau những cuộc sống mới. Nhờ lòng hảo tâm của anh chị em, ông bạn của chúng ta đã được ban cho một cuộc sống mới”. Nói đến đây, tôi mời ông đứng dậy để giới thiệu ông với cộng đoàn mà kể từ này ông đã trở nên một phần tử. Ông đứng dậy và chống nạng đi lại trước mặt mọi người. Tôi cảm thấy bầu khí nhà thờ lúc ấy tràn sức sống”.

Tin Mừng thuật lại như sau: Sau mẻ lưới đầy cá, Chúa Giêsu mời các môn đệ dùng điểm tâm với ngài và Ngài đã cầm lấy bánh và cá trao cho các ông ăn. Phần các môn đệ, tuy không dám hỏi,nhưng họ biết rõ đó là ngài. Đây là phương thế Chúa Giêsu tiếp tục hiện diện giữa những kẻ tin vào Ngài trải qua mọi thời đại: tự nhiên như trong một bữa ăn thân mật, nhưng muốn cảm nghiệm sự hiện diện của Ngài, chúng ta phải noi gương Ngài chia sẻ cho nhau tất cả những gì mình có.

9. HÃY LÀM MỘT CÁI GÌ ĐẸP CHO CHÚA

Mẹ Têrêxa Calcutta thường hay nói: “Hãy làm một cái gì tốt đẹp cho Chúa”. Sau tên cực trọng của Chúa Giêsu, hai chữ thường nằm trên đầu môi chót lưỡi của Mẹ là “tốt đẹp và kỳ diệu”. Hai tiếng ấy là một tóm gọn của bài ca ngợi khen của Đức Maria mà Mẹ Têrêxa đã chọn lấy làm tâm tình của mình. Tốt đẹp và kỳ diệu thay tình yêu quan phòng của Chúa được thể hiện qua những hy sinh phục vụ của Mẹ dành cho những người cùng khổ ở Ấn Độ và trên khắp thế giới…

Cách đây hơn 15 năm, Malcolm Muggerridge, một ký giả và bình luận gia nổi tiếng của đài BBC, đã vùng với một nhóm chuyên viên của đài đến Ấn Độ để làm một cuộc phỏng vấn về Mẹ Têrêxa, về các hoạt động Mẹ. Sau năm ngày làm việc, đến lúc cắt xén và tháo ráp để dựng thành cuốn phim, Mẹ Têrêxa đã thốt lên: “hãy làm một cái gì tốt đẹp cho Chúa”. Câu nói của Mẽ đã được ký giả Muggerridge lấy làm tựa đề của cuốn phim thời sự về Mẹ và các nữ tu của Mẹ. Cuốn sách ghi lại cuộc phỏng vấn cũng mang cùng một tựa đề. Sau khi cuốn phim được trình chiếu trên đài BBC, thế giới bỗng chú ý đến người nữ tu đã từ mấy chục năm qua âm thầm săn sóc những người cùng khổ nhát trong các khu ổ chuột ở Calcutta. tốt đẹp và kỳ diệu thay! Khuôn mặt đau khổ của nhân loại được phơi bày, nhưng tình yêu của Thiên Chúa cũng được thể hiện qua những âm thầm hy sinh phục vụ của Mẹ Têrêxa và các nữ tu của Mẹ.

Ngày nay, khi đi qua một số thành phố lớn trên thế giới, thỉnh thoảng người ta đọc được bảng hiệu: “Hãy gìn giữ cho thành phố được sạch” hoặc “Hãy làm đẹp thành phố”. Những khẩu hiệu ấy nhắc nhở cho kiều dân và khách qua đường về nghĩa vụ tôn trọng trật tự, cũng như giữ cho thành phố được sạch sẽ và đẹp đẽ.

Mỗi người Kitô cũng là một thành phố của Thiên Chúa. Họ luôn được mời gọi để giữ thơm và làm sạch cho thành phố ấy. Thay vì vứt bừa bãi ra bên ngoài những rác rưỡi của những hành vi bất chính, họ luôn được mời gọi để bày tỏ một bộ mặt tốt đẹp và kỳ diệu để qua đó thiên hạ sẽ nhìn vào mà ngợi khen Cha trên trời…

Hãy làm một cái gì tốt đẹp cho Thiên Chúa: đó phải là câu tâm niệm mà người Kitô thốt lên khi vừa thức giấc đón chào một ngày mới.

Hãy làm một cái gì tốt đẹp cho Thiên Chúa bằng cách dâng lên Ngài hy sinh trong những công việc nhỏ bé từng ngày.

Hãy làm một cái gì tốt đẹp cho Thiên Chúa bằng cách cư xử tốt đẹp với mọi người.

Hãy làm một cái gì tốt đẹp cho Thiên chúa bằng những cử chỉ quảng đại, hy sinh phục vụ đối với những ngươi cùng khổ nhất trong xã hội.

Hãy làm một cái gì tốt đẹp cho Thiên Chúa bằng cách sống tử tế và không ngừng tha thứ cho những người xúc phạm đến mình.

Hãy làm một cái gì tốt đẹp cho Thiên Chúa bằng chứng tích của một cuộc sống đầy lạc quan và vui tươi ngay cả khi chỉ gặp toàn đau khổ, thử thách…

10. GIEO GIÓ GẶT BÃO

Đêm 17/5 năm 1987, một chiến đấu cơ do Pháp chế tạo đã được Iraq sử dụng để phóng đi hai hoả tiễn Exocet cũng do Pháp chế tạo. Không rõ do tính toán hay tai nạn, hai hoả tiễn này đã đâm bổ xuộng hàng không mẫu hạm Satark của Mỹ đang đậu trong vùng vịnh Ba Tư. 37 người Mỹ đã vong mã5ng trong vụ ấy!.

Người Á Rập thường nói: “Kẻ thù của kẻ thù của tôi là bạn tôi”. Có lẽ người Mỹ và nhiều nước Tây phương cũng xử sự theo châm ngôn ấy. Trong cuộc chiến kéo dài 8 năm của Iran và Iraq, đa số các nước Tây phương kể cả Liên Xô đều đứng về phía Iraq.

Liên Xô là nước cung cấp cho Iraq nhiều vũ khí nhất. Từ giữa năm 1983 đến 1988, Iraq đã mua của thế giới một số khí giới trị giá khoảng 34 ty mỹ kim, cùng với chiến xa T-72 và hoả tiển Scud-B, Liên Xô là nước đã bán cho thế giới đến 50% khí giới.

Để đổi lấy dầu của Iraq, Pháp đã bán cho nước này số khí giới trị giá khoảng 16 tỷ đô la. Ngày nay, 133 chiến đấu cơ Mirage F1 và hoả tiễn Exocet mà Iraq đã đưa vào cuộc chiến vùng vịnh Ba Tư đều do Pháp cung cấp.

Năm 1984, Hoa Kỳ đã tái lập ngoại giao với Iraq và loại Iraq ra khỏi số những nước chuyên gây các cuộc khủng bố trên thế giới. Sự tín nhiệm của Hoa Kỳ đối với Iraq cũng khiến cho các nước Tây phương khác như Tây Đức cung cấp cho Iraq chuyên viên, kỹ thuật và nguyên liệu nhờ đó Iraq đã có thể chế tạo các võ khí hoá học và nguyên tử.

Vô tình hay hữu ý, các nước Tây phương đã củng cố cho nền độc tài của Saddam Hussein và đưa ông đến cuộc thách thức hiện nay. Một nhà chính trị người Iraq hiện lưu vong tại Pháp đã nói như sau: “Chúng tôi đã lên tiếng về chế độ độc ác của Hussein. Nhưng đó chỉ là tiếng kêu trong sa mạc. Vì bức tường của những lợi lộc kinh tế, chúng tôi đã không được lắng nghe. Kết quả cho thấy là một nhà độc tài như ong được nuôi trong tay áo, nay đang hiện nguyên hình một quái vật”. Câu chuyện trên đây có thể giúp chúng ta rút ra một bài học về những hậu quả mà người ta phải gánh chịu về những việc làm của mình. Chúng ta vẫn thường nói: gieo gió thì gặt bão… các nước Tây phương ngày nay hẳn phải đấm ngực để chịu đựng cơn bão táp mà chính họ là người đã đóng góp và để tạo nên. Khí giới do Tây phương cung cấp ngày nay đã quay lại chống họ.

Thánh Phaolô trong thư gởi cho giáo đoàn Galata đã kêu gọi chúng ta, thay vì gieo trong xác thịt, hãy gieo trong thần khí.

Gieo trong xác thịt tức là gieo rắc hận thù, chết chóc, là nuôi dưỡng ích kỷ, là gây đố kỵ, chia rẽ: nhưng hạt giống ấy chỉ nẩy nở bằng cây của tang thương, đau khổ và huỷ diệt cho chính mình cũng như cho người khác.

Gieo trong thần khí chính là sống quảng đại, phục vụ, hoà nhã, yêu thương, cảm thông, nhẫn nhục, tha thứ… Hạt giống của thần khí có thể là hạt giống nhỏ bé và âm thầm như hạt cải, nhưng sẽ trở thành cây to lớn. Không có một nghĩa cử nào, dù nhỏ mọn đến đâu, mà không mang lại hoa trái bình an cho tha nhân và cho chính bản thân.

Chiến tranh trên qui mô thế giới, chiến tranh giữa nước này với nước nọ, chiến tranh trong cùng một quốc gia: Ở mọi qui mô, chiến tranh nào cũng là cơn bão táp mà chính con người tự góp gió để thổi lên.

Nơi nào có bất hoà, thì nơi đó có chiến tranh. Nơi nào lợi lộc được đặt lên trên mọi giá trị khác, thì nơi đó đã có chiến tranh.

Người môn đệ của Đức Kitô, nguyên uỷ của hoà bình, luôn được mời gọi để xây dựng hoà bình và hoà bình chớm nở khi con người bắt đầu gieo trồng hạt giống của yêu thương.

11. CÁI TÁCH THÂN THƯƠNG

Thánh Phanxicô Assisi, nhân vật chính trong quyển tiểu thuyết “Người nghèo của Chúa” do văn sĩ Hy Lạp Nikos Kazantzakis biên soạn, đã kể cho huy Lêô nghe câu chuyện như sau:

“Có một vị ẩn sĩ nọ khao khát được nhìn thấy Chúa, nhưng không bao giờ đạt được ước nguyện. Vẫn còn có một cái gì vướng mắc trong cái nhìn khiến ông không thể nào nhìn thấy Chúa được. Càng cố gắng đọc kinh cầu nguyện bao nhiêu, càng ăn chay hãm mình bao nhiêu, ông càng thất vọng bấy nhiêu. Ông vẫn không hiểu đâu là chướng ngại khiến ông không thể thấy Chúa được.

thế rồi, một cuổi sáng nọ, khi vừa ra khỏi giường,ông bỗng reo hò sung sướng, thì ra ông đã tìm ra lý do. Đó là một cái tách uống nước nhỏ, nhưng rất đẹp mà gia đình đã tặng cho ông. Đây là kỷ niệm duy nhất của gia đình mà ông cố gắng gìn giữ như một báu vật. Và dĩ nhiên, đây cũng là của cải trần thế duy nhất mà ông còn bám víu vào.

Không một chút do dự luyến tiếc, vị ẩn sĩ cầm lấy chiếc tách thân yêu ném xuống nền nhà: từng mảnh vụn vỡ ra, tưng luyến tiếc tan vỡ…

Vị ẩn sĩ ngước nhìn lên, và sáng hôm đó là lần đầu tiên ông đã nhìn thấy Chúa”.

Sách Xuất Hành đoạn 33 từ câu 18-23 thuật lại rằng: một hôm Maisen thưa với Chúa rằng ông ước ao được nhìn thấy dung nhan Ngài. Lúc bấy giờ Chúa mới trả lời cho Maisen: “Không ai có thê thấy Ta mà vẫn còn sống”. Liền sau đó, Thiên Chúa bảo Maisen nấp sau một tảng đá lớn để chỉ nhìn thây phía đằng lưng của Ngài mà thôi.

Khao khát được thấy Chúa: đó cũng phải là ước mơ duy nhất của người tín hữu Kitô. Chúng ta được tạo thành cho Chúa, chúng ta chỉ được yên nghỉ khi được nhìn ngắm dung nhan Ngài mà thôi! Nhưng công ai có thể nhìn thấy nhan Chúa mà vẫn còn sống. Điều đó có nghĩa là nỗi khao khát được thấy Chúa chỉ lớn lên trong chúng ta khi chúng ta biết dẹp bỏ những vướng bận và chướng ngại trong chúng ta… Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng: của cải chúng ta ở đâu thì lòng trí chúng ta cũng ở đó. Nếu chúng ta chạy theo tiền của, danh vọng, lạc thú thì lòng trí chúng ta sẽ không muốn tưởng nghĩ đến Chúa.

Có chết đi cho bản thân, chúng ta mới khao khát gặp gỡ Chúa… Thiên Chúa cho chúng ta thấy được phía đằng lưng của Ngài, phải chăng đó không là hình ảnh của sự hiện diện và tác động của Chúa trong các biến cố và những gặp gỡ của chúng ta với tha nhân…? Có ra khỏi chúng ta, chúng ta mới có thể nhìn thấy bóng dáng của Chúa trong các biến cố cuộc sống của chúng ta. Có ra khỏi chúng ta, chúng ta mới thấy được sự hiện diện của Chúa trong người anh em của chúng ta.

12. CHÚNG TA KHÔNG PHẢI LÀ THIÊN THẦN

Một cuốn phim có tựa đề “Chúng ta không phải là thiên thần” do hai tài tử nổi tiếng là robert de Niro và Sean Penn thủ diễn, đã kể lại một cuộc vượt ngục rất kỳ thú của hai tử tội bị giam trong một trại khổ sai nằm giữa biên giới Hoa Kỳ và Canada.

Hai tử tội này có lẽ đã từng phạm những tội ác như cướp của giết người. Nhưng từ một ngục thất kiên cố, họ không bao giờ có ý định trốn thoát. Thế rồi, mộ hôm,một người tử tội đang được chuẩn bị đưa lên ghế điện, bỗng cướp súng hã sát một số viên canh ngục và tìm đường tẩu thoát. Trên đường trốn chạy, hắn đã cưỡng bách hai người tù cùng trốn thoát.

Sau một đêm đào tẩu giữa núi rừng phủ đầy tuyết, hai người tử tội đã mon men tìm đến một ngôi làng. Một lão bà đã ngộ nhận họ là hai linh mục hổi tiếng trong vùng. Bất đắc dĩ, họ đành phải đội lốt linh mục và được một tu viện gần đó tiếp đón nồng hậu.

Giữa lúc đó, cảnh sát lại đi lùng khắp nơi để tím cách bắt lại ba kẻ đào thoát. Người tử tội đã giết các viên cai ngục để trốn thoát nay bị sa lưới lại. Hôm đó là một ngày rước kiệu trọng thể kính Đức Mẹ do tu viện nói trên tổ chức. Nhờ lớp áo nhà tu,một tron gai tên tù đã lẻn vào nhà gian để giải thoát kẻ vừa bị bắt lại. Người tù hung hãn cũng được khoát lên người chiếc áo dòng và nép mình trong chiếc kiệu vĩ đại có tượng Đức Mẹ…

Giữa những tiếng cầu kinh sốt sắng của mọi người, hắn xuất hiện trước công chúng và dùng súng uy hiếp mọi người. Một em bé gái câm trong đám rước kiệu đã bị hắn bắt làm con tin. Đang khi mọi người ngã rạp xuống đường vì sợ hại, thì một trong hai vị linh mục giả đã nhào lên chiếc kiệu để giải thoát em bé gái câm. Cuộc xô xát đã làm cho người tù hung hãy bị trúng đạn, nhưng em bé câm và tượng Đức Mẹ lại bị quăng xuống dòng sông giá buốt…

Không chút do dự, vi linh mục giả còn lại đã nhào xuống dòng sông và cứu sống em bé. Mở mắt nhìn vị ân nhân, em bé bỗng nhận ra người tù vượt ngục mà hình ảnh được dán đầy trong khu phố…

Trong đoạn kết thúc cuốn phim, một người đã xin được tiếp tục tu trong tu viện, còn người đã cứu sống em bé tiếp tục làm lại cuộc đời với người mẹ của em…

“Chúng ta không phải là thiên thần”. Thiên thần một lần vấp ngã là vĩnh viễn trầm luân. Con người không phải là thiên thần, cho nên dẫu vấp ngã có chồng chất, vẫn còn có cơ may để chỗi dậy và làm lại cuộc đời.

Cuộc phiêu lưu của hai người tù trên đây có lẽ cũng là hình ảnh của chính cuộc đời chúng ta. Chúng ta không phải là thiên thần, cho nên sau bao nhiêu lần vấp ngã, Chúa vẫn còn tiếp tục cho chúng ta một cơ may khác để bắt đầu lại. Thiên Chúa không bao giờ thất vọng về con người. Lịch sử của loài người phải chăng đã không là những mò mẫm, té ngã và chỗi dậy không ngừng ư? Thiên Chúa không bỏ cuộc vì con người, cho nên con người cũng không nên thất vọng về mình.

thất bại có ê chề, tình người có bạc bẽo, đau khổ có chồng chất, tội lỗi có đè nặng đền đâu: Thên Chúa lúc nào cũng ban cho chúng ta những tia sáng của hy vọng để mời gọi chúng ta chỗi dậy và tiếp tục tiến bước. Ngài mời gọi chúng ta hãy chiêm ngắm chính cái chết của Con Ngài trên thập giá. Loài người sem đó là tận cùng của số kiếp, nhưng Thiên Chúa lại nhìn vào đó như là khởi đầu của nguồn ơn cứu thoát…

13. NẾU TÔI BIẾT THA THỨ

Trong những năm 1944-1945 dân Roma khiếp sợ mỗi khi nghe nhắc đến tên Peter Koch, một sĩ quan mật vụ Đức quốc xã đã tưng giết hại không biết bao nhiêu mạng người. Sau chiến tranh, anh bị bắt và bị kết án tử hình. Anh viết thư cho Đức Giáo Hoàng Piô XII để xưng thú các tội ác mình đã phạm và đặc biệt xin ngài tha thứ cho anh tội đã tấn công vào Vương cung Thánh đường thánh Phaolô ngoại thành.

Đức Thánh Cha đã sai một linh mục đến nhà tù để gặp anh ta và chuyển đến anh sự tha thứ của ngài, đồng thời trao cho anh một tràng hạt Mân côi. Đến nhà giam, sau khi đã làm theo lời can dặn của Đức Giáo Hoàng, vị linh mục đã nghe người tử tội thốt lên như sau: “Tổ quốc con nguyền rũa con, đó là điều hợp lý. Toà án đã kết án con, điêu này cũng rất công bình. Đức Giáo Hoàng đã tha thứ cho con và đã cho con một bài học cao quí. Giả như con đã luôn nghĩ đến việc tha thứ, thì giờ này có lẽ con không phải ra pháp trường như thế này”. Nói rồi anh bật khóc: “Con công đáng chạm đến tràng hạt của Đức Giáo Hoàng bằng đôi tay vấy máu của con. Xon cha đeo tràng hạt vào cổ cho con”. Ít phút sau, Peter Koch ngã gục dưới loạt đạn, miệng anh vân còn cầu khẩn Mẹ Maria…

xin được tha thứ đó là một trong những hành động vĩ đại nhất của con người… Quỉ Satan đã có lần trách móc Thiên Chúa như sau: “Ngài không công bình. Có biết bao nhiêu tội nhân đã làm điều ác. Họ chỉ trở lại một đôi lần, nhưng lần nào Ngài cũng niềm nở đón tiếp họ. tôi chỉ có làm một điêu bậy, tôi chỉ có phạm tội một lần, thế mà Ngài đã tuyên phạt tôi đời đời”. Nghe thế, Thiên Chúa mới hỏi vặn lại Satan: “Thế người có bao giờ mở miệng xin tha thứ hay ăn năn sám hối chưa?”.

Mở miệng kêu xin tha thứ là bước lần đến ngưỡng cửa thiên đàng. Nhưng xin tha thứ cho chính mình thôi, chưa đủ, con người còn cần phải tha thứ cho người khác. Cánh cửa thiên đàng sẽ mở ra mỗi khi con người thành thực thứ lỗi cho người khác.

Nhận ra lầm lỗi của mình, kêu cầu sự tha thứ và thứ tha cho người khác: đó là đôi cánh thiên thần giúp con người bay lên tới Chúa.

14. TÔI MUỐN CON TÔI SỐNG

“Tôi muốn con tôi sống” đó là lời của bà Suzanna Petrosyan đã thốt ra và được giới báo chí nhắc lại. Thực ra, vó bà mẹ nào lại không muốn con của mình sống đâu? Thế nhưng trường hợp của bà Petrosyan và đứa con gái 4 tuổi của bà không giống như trường hợp của nhiều bà mẹ khác, vì hai mẹ con bà này là nạn nhân của cơn động đất khủng khiếp tại Armeni, thuộc liên bang Xô Viết hồi tháng 12 năm 1987.

Sau khi đất động, cũng giống như hàng ngàn người khác, cả hai mẹ con bà Petrosyan đều bị lấp vùi dưới hàng trăm ngàn tấn gạch, đá và xi măng, nhưng họ may mắn nằm lọt vào trong một khoảng trống nhỏ chỉ vừa đủ chỗ cựa quậy mà thôi. Tất cả lương thực họ có chỉ là một hũ mứt và chẳng mấy chốc hũ mứt cũng hết sạch. Lúc đó, cộ gái 4 tuổi mới kêu: “Mẹ ơi, con khát quá. Mẹ cho con uống nước”. Nhưng lấy nước đâu bây giờ? Tiếng kêu khát của con cứ tiếp tục làm cho bà mẹ vừa đau lòng vừa lúng túng. Nhưng tình mẫu tử thiêng liêng đã gợi lên cho bà một ý nghĩ táo bạo: đó là lấy những giót máu cuối cùng của bà cho con uống để cầm cự với tử thần. Lúc đó, người mẹ đáng thương mới lấy tay sờ sẫm và vớ được một miếng kính bể. Bá lấy miếng kính cắt đầu ngọn tay trỏ và đút ngón tay vào miệng con bảo con mút. Em bé mút ngón tay của mẹ một lúc rồi nói: “Mẹ cắt một ngón tay nữa cho con mút thêm”. Bà liền cắt một ngón tay nữa nhưng vì trời lạnh quá nên bà không thấy đau đớn gì nữa… Sau khi được cứu sống, người đàn bà thuật lại rằng: “Lúc đó, tôi biết thế nào tôi cũng chết, nhưng tôi muốn con tôi được sống”.

Tấm gương hy sinh cao cả của bà mẹ trên đây có thể gợi lên tình yêu của Đấng đã nói: “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của ké thí mạng sống vì người mình yêu”.

cũng giống như một người mẹ sẵn sàng hy sinh đên giọt máu cuối cùng để cho đứa con được sống, Chúa Giêsu cũng đã hy sinh chính mạng sống mình cho con người được sống. Sự sống thần linh mà chúa Giêsu muốn thông ban cho con người cũng chính là tình yêu của Ngài. Chịu treo trên thập giá, đổ ra cho đến giọt máu cuối cùng, Chúa Giêsu chỉ muốn cho con người được sống và sống trong tình yêu. Do đó, sống đích thực hính là sống trong tình yêu. Ai sống trong tình yêu, người đó đang sống thực sự, bởi vì người đó đang sống trong chúa.

Nhờ phép rửa, người Kitô chúng ta đang sống bằng sự sống của thiên Chúa. Đó là kết quả của những giọt máu của Đấng đã chịu chết vì chúng ta trên thập giá… Những giọt máu thần linh ấy một cách nào đó, đang châu lưu trong chúng ta. Máu ngừng chảy, máu không châu lưu, cơ thể con người sẽ chết khô cằn… Cũng thế, tình yêu không châu lưu, tình yêu không được san sẻ cho người khác,cũng sẽ làm cho con người chết khô căn… Bao lâu chúng ta khước từ không san sẻ tình yêu cho người khác, chúng ta cũng chối bỏ chính tình yêu của Chúa.

15. ĐỜI LÀ MỘT CHUYẾN ĐI

Một tác giả nọ đã nói lên tính cách bí ẩn của cuộc sống con người bằng một câu chuyện như sau:

Tại một vùng quê nọ bên Tây phương, một ông từ nhà thờ có thói quen mà không ai có thể lay chuyển được.Mỗi này, cứ 15 phút trước giờ ngọ, ông gọi điện thoại đến cho người tổng đài trong vùng và hỏi giờ. Ngạc nhiên về thói quen lạ lùng ấy, người tổng đài đã đặt câu hỏi: “Thưa ông, nếu không có gì làm phiền ông, xin ông cho biết lý do ông hỏi giờ như thế mỗi ngày?”. Ông từ nhà thờ mới giải thích: “Ồ, có gì đâu. Tôi là người có trách nhiệm phải kéo chuông mỗi ngày vào giờ ngọ. Tôi cần biết giờ chính xác”.

Người tổng đài điện thoại mới vỡ lẽ ra. Ông nói với ông từ nhà thờ như sau: “Thật là buồn cười. Trong khi ông điện thoạt đến để hỏi giờ nơi tôi, thì chính tôi lại điều chỉnh đồng hồ theo tiếng chuông của ông”.

Tác giả của câu chuyện trên đây kết luận rằng: cuộc sống quả là một bí ẩn mà những người trong cuộc không thể nào tự mình tìm ra được câu trả lời. Chúng ta cần có một câu giải đáp từ bên ngoài về ý nghĩa và mục đích của cuộc sống. Và người có thể nói với chúng ta về ý nghĩa và mục đích của cuộc sống chính là Thiên Chúa, chủ tế của sự sống.

Kinh Thánh, Lời của Chúa, thường ví cuộc sống như một cuộc hành trình. Từ lúc Noe xuống tàu, qua Abraham cát bước ra đi vào vùng đất xa lạ, đến ngày vội vã ra đi của Đức Maria và cả cuộc đời không ngừng di động của Đức Kitô: tất cả đều là những hình ảnh diễn tả cuộc hành trình trong đức tin của người Kitô chúng ta.

Đời là một cuộc hành trình… Ra khỏi lòng mẹ là nhập cuộc và ra đi không ngừng. Tuổi thơ và thanh niên được dệt đầy bằng nhưng năng động để không ngừng dự phóng và tiến tới. Ở tuổi trung niên, thành công tràn ngập nhưng thất bại cũng giằng đầy lối đi: có những người bạn chợt đến rồi đi; vui tươi hớn hỏ chớm nở, nhưng thất vọng cũng bao trùm… Rồi tuổi già chợt đến,chúng ta mới nhận ra rằng tất cả trên đời này chỉ là tạm bợ…

Đời là một cuộc hành trình. Đức Kitô đã trải qua cuộc đời trần thế bằng không biết bao nhiêu cuộc hành trình. Sinh ra trong một cuộc hành trình, vừa mở mắt chào đời đã phải vội vã ra đi như một người tỵ nạn. Năm 12 tuổi lạc mất trong một cuộc hành trình… Ra đời, Ngài không ngừng đi lại khắp nẻo đường Palestina. Và cuối cùng, Giêrusalem, đồi Calvê là điểm đến của cuộc hành trình.

Qua cuộc hành trình không ngơi nghỉ ấy, Đức Kitô đã tuyên bố với chúng ta: “Ta là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”.

Chỉ trong ngài, qua dấu chân của Ngài, chúng ta mới thật sự tìm được chướng đi cho cuộc hành trình của chúng ta… Ngài là con đường dẫn chúng ta về cỏi phúc vinh quang. Nhưng con đường của Ngài chính là con đường của yêu thương và phục vụ… Hãy tin tưởng rằng khi chúng ta sống yêu thương, sống phục vụ là lúc chúng ta đang đi trên con đường của Ngài.

16. CUỘC SĂN THỎ

Đức Hồng Y Carlo Martini, nguyên viện trưởng trường Kinh Thánh tại Roma và hiện là Tổng Giám Mục Milanô bên Italia, đã ghi lại trong quyển chú giải về phúc Âm thánh Gioan, câu chuyện sau đây:

Vào thế kỷ thứ ba,trong Gió Hội có vấn đề các tu sĩ ào ạt rời bỏ đời sống tu trì… Để giải thích cho hiện tượng này, một thày dòng nọ đã đưa ra hình ảnh của một đàn chó đi săn thỏ. Một chú chó trong đàn đã bất chợt phát hiện ra một con thỏ. Thế là chú nhanh nhẩu rời đàn chó và vừa chạy theo con thỏ vừa sủa inh ỏi. Không mấy chốc, mấy chú chó khác cũng rời hàng ngũ để chạy thoe. Và cứ thể cả đàn chó đã chạy ùa theo. Tất cả mọi con chó đều chay, nhưng khỳ thực chỉ có một con chó là đã phát hiện ra con thỏ.

Sau một lúc săn đuổi, chú chó nào cũng mệt lả, cho nên từ từ cỏ cuộc, bởi vì đa số đã không được nhìn thấy con thỏ. Chỉ duy chú chó đầu tiên đã phát hiện ra con thỏ là tiếp tục đeo đuổi cuộc săn bắt.

Vị tu sĩ đa đưa ra kết luận như sau: “Đã có rất nhiều tu sĩ đi theo Chúa, nhưng kỳ thực chỉ có một hoặc hai vị là đã thực sự thấy Chúa và hiểu được họ đang đeo đuổi điều gì. Số khác chạy thoe vì đám đông hoặc vì họ nghĩ rằng họ đang làm một điều tốt. Nhưng kỳ thực họ chưa bao giờ thấy Chúa. Cho nên khi gặp thử thách, họ bắt đầu chán nản bỏ cuộc”.

Cuộc sống của người Kitô chúng ta có lẽ cũng sánh ví được với một cuộc săn thỏ… Ở khởi đầu, ai trong chúng ta cũng hăm hở ra đi, ai trong chúng ta cũng làm rất nhiều cam kết, nhưng một lúc nào đó, khi không còn thấy gì trước mắt nữa, chúng ta bỏ cuộc buông xuôi… Đa số trong chúng ta hành động theo sự thúc đẩy của đám đông mà không tìm hiểu lý do của việc làm chúng ta. Người ta lập gia đình, chúng ta cũng lập gia đình mà không hiểu đâu là những cam kết của đời sống hôn nhân. Người ta gia nhập đoàn thể này đoàn thể nọ, chúng ta cũng hăng hái tham gia mà không cân nhắc cãy lưỡng các lý do tại sao chúng ta tham dự. Và biết đâu, người ta đi nhà thờ, chúng ta cũng đi nhà thờ mà công bao giờ tự hỏi tại sao chúng ta đi nhà thờ. Người ta đi xưng tội rước lễ, chúng ta cũng đi xưng gội rước lễ mà có lẽ chưa bao giờ đặt ra câu hỏi nghiêm chỉnh tại sao chúng ta làm như thế… Dĩ nhiên, đức tin của chúng ta cần phải được nâng đỡ bởi gia đình, xã hội, bởi người khác. Nhưng chúng ta không thể quên được rằng trước hết đức tin là một cuộc gặp gỡ cá vị giữa mỗi người và Thiên Chúa, đức tin là một cuộc hành trình trong đó mỗi người phải tự thấy con đường mình đang đi… Chúng ta không thể sống đạo, giữ đạo vì người khác. Người Kitô có một đồng phục chung là đức ái, nhưng cuộc sống của mỗi người không phải vì thê mà được đúc sẵn theo một khuôn mẫu, theo những công thức có sẵn, theo những lôi cuốn của đám đông.

Trong cuộc hành trình đức tin, chúng ta cùng đồng hành với người khác, nhưng mỗi người cần phải thấy rõ địa điểm mình đang đi tới. Có thấy rõ như thế, mỗi khi gặp mệt mỏi, chông gai thử thách, chúng ta mới có thể kiên vững tiếp tục tiến bước.

17. CHIA SẺ ÁNH SÁNG CỨU ĐỘ

Ngày xưa có một người cha có 3 đứa con trai. Ông vốn sinh ra nghèo khổ, nhưng nhờ chuyên cần làm việc và cần kiệm, nên ông trở nên một điều chủ giàu có. Lúc về già, gần đất xa trời, ông nghĩ tới chuyện chia gia tài cho các con. Nhưng ông cũng muốn xem đứa con nào thông minh nhất để phó thác phần lớn gia sản của ông cho nó. Ông liền gọi 3 đứa con đến giường bệnh, trao cho mỗi đứa 5 đồng bạc và bảo mỗi đứa hãy đi mua cái gì có thể lấp đầy căn phòng trơ trọi mà ông đang ở.

Ba đứa con vâng lời cha cầm tiền ra phố. Người anh cả nghĩa rằng đây chỉ là một công việc dễ dàng. Anh ra tới chợ mua ngay một bó rơm rất lớn mang vê nhà. Người con thứ hai suy nghĩ kỹ lưỡng hơn: sau khi đi rảo quanh chợ một vòng, anh ta quyết định mua những bao lông vịt rất đẹp mắt.

Còn người con trai thứ ba, suy nghĩ đi, suy nghĩ lại: làm sao mua được cái gì với 5 đồng bạc này, để có thể lấp đầy căn phòng lớn của cha mình. Sau nhiêu giờ đắn đo, bỗng mắt chàng thanh niên hớn hở, anh ta lại căn tiệm nhỏ mất hút trong đường nhỏ gần chợ, anh ta mua cây đèn cầy và một hộp diêm. Trở về nhà, anh hồi hộp, không biết hai anh mình đã mua được cái gì.

Ngày hôm sau, cả ba người con trai đều họp lại trong phòng của cha già. Mỗi người mang quà tặng của mình cho cha: người con cả mang rơm trải trên nền nhà của căn phòng, nhưng phòng quá lớn,rơm chỉ phủ được một góc nền nhà. Người con thứ hai mang lông vịt ra, nhưng cũng chỉ phủ được hai góc của căn phòng. Người cha có vẻ thất vọng. Bấy giờ người con trai út mới đứng ra giữa phong, trong tay chẳng mang gì cả. Hai người anh tò mò chăm chú nhìn em, và hỏi: “Mày công mua cái gì sao?”. bấy giờ đứa em mới từ từ rút trong túi quần ra một cây nến và hộp diêm. Thoáng một cái, căn phòng đầy ánh sáng. Mọi người đều mỉm cười. Người cha già rất sung sướng vì quà tặng của đứa con út. Ông quyết định trao phần lớn ruộng đất và gia sản của mình cho con trai út, vì ông thấy anh ta đủ thông minh để quản trị gia sản của mình và nhờ đó cũng có thể giúp đỡ các anh của nó nữa.

Đứng trước khó khăn thử thách, để kêu gọi sự bình tĩnh sáng suốt và tinh thần hợp tác, người ta thường nói với nhau: thà đốt lên một ngộn nến hơn là ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối.

Cuộc sống của mỗi người chúng ta, cuộc sống của những người chung quanh chúng ta, cuộc sống của xã hội chúng ta có lẽ cũng giống như một căn phòng đen tối… Chỉ cần một người đốt lên một chút ánh sáng, những người xung quanh sẽ cảm thấy ấm cúng và phấn khởi hơn.

Một chút ánh sáng của một cái mỉm cười. Một chút ánh sáng của một lời chào hỏi. Một chút ánh sáng của một san sẻ. Một chút ánh sáng của tha thứ. Và một chút ánh sáng của niềm tin được chiếu toả qua sự vui vẻ chấp nhận cuộc sống… Một chút ánh sáng ấy cũng đủ để nâng đỡ ít nhất là một người mà chúng t gặp gỡ, bởi vì không có một nghĩa cử nào được thực thi mà không ảnh hưởng đến người khác…

18. ĐẤT THÁNH

Một giáo xứ miền quê nọ đã được thành lập từ lâu, nhưng chưa có được một ngôi nhà thờ xây cất hẳn hoi. Giáo dân lại nằm rải rác trong hai ngôi làng sát cạnh nhau. Khát vọng duy nhất của giáo dân là được có nơi thờ phượng đàng hoàng… Với sự hăng say bộc phát của những người nông dân, mọi người đã quảng đại đáp lại lời kêu gọi của các chức sắc trong giáo xứ: kẻ góp tiền, người cho vật dụng… Thế nhưng vấn đề cơ bản vẫn là: đâu là địa điểm xứng hợp nhất để xây cất nhà thờ. Ngời trong làng này thì muốn ngôi nhà thờ toạ lạc trong làng của mình. Người bên làng kia thì lại muốn nhà thờ được xây cất gần bên chỗ của mình ở. Thế là hai bên cứ tranh luân,không bên nào muốn nhường bên nào. Tiền đã có sẵn, vật dũng cũng đã đầy đủ, nhưng không biết phải đạt viên đá đầu tiên bên làng nào.

Giữa lúc vấn đề địa điểm chưa ngã ngũ, tì một vấn đề lớn lại xảy ra: một nạn hạn hán trầm trọng đe doạ dân chúng trong cả hai làng. Thế là người ta chỉ còn nghĩ đến việc chống hạn hán hơn là xây cất nhà thờ. Nhưng sức người có hạn, việc dẫn thuỷ nhập điền không đạt được chỉ tiêu. Năm đó, toan dân trong hai làng đều phải chịu cảnh đói khát.

Sống bên cạnh nhau, cho nên mặc dù ngăn cách về hành chánh, dân hai làng vẫn xem nhau như bà con ruột thịt… Có hai gia đình nông dân nọ rất mực thương nhau và tương trợ nhau. Trong dảnh túng quẫn, lá lành đùm la rách, hai bên đều nghĩ đến nhau. Một người bên làng này luôn nghĩ đến cảnh đói khổ mà người bạn bên làng kia đang phải chịu. Thế là một đêm nọ, anh đã phân chia phần lúa thóc thu hoạch được trong vu mùa vừa qua và lặng lẽ vác lên vai để mang qua cứu trợ người bạn của làng bên cảnh… Trong khi đó thì người bạn bên cạnh cũng có một ý nghĩ tương tự. Anh cũng hành động y như người bạn của mình. Cũng chính đêm hôm đó, anh đã sớt bớt phần lúc của mình để mang qua biếu người bạn ở làng kế bên… Giữa đêm tối, không hẹn hò, hai người bạn đã gặp nhau trong cùng một ý nghĩ và hành động. Không cần một lời giải thích, không cần một lời chào hỏi, hai người đã hiểu nhau: Họ bỏ bao lúa xuống đất và ôm chầm lấy nhau… Điểm gặp gỡ của tình bạn, của tình tương thân tương ái, của tình liên đới, của chia sẻ ấy đã được giáo dân của hai ngôi làng gọi là đất thánh và không cần phải mất nhiều thủ tục để biểu quyết, họ đã đồng thanh chọn địa điểm ấy làm nơi xây cất ngôi nhà thờ.

Nhà thờ là nơi hẹn hò:hẹn hò với Thiên Chúa, hẹn hò với con người. Không ai đến nhà thờ mà không tìm gặp được sức mạnh từ chính Chúa, sự an ủi đỡ nâng tữ những người anh em của mình… Do đó, nhà thờ phải là điểm đến của mọi nẻo đường, nhà thờ phải là nơi hội tụ của mọi xây dựng, nhà thờ phải là giải đáp của mọi tranh luận… Người ta không thể xây dựng những ngôi nhà thờ nguy nga tráng lệ mà lại làm ngơ trước những người đang giẫy chết bên cạnh. Người ta không thể nhắm mắt đi đến nhà thờ trong khi bên lề đường có bao nhiêu người lê lết trong đói khổ… Phải chăng, nhà thờ chỉ có thể xây dựng ngay chính trên đất thánh của chia sẻ, của san sớt, của thình liên đới mà thôi? Phải chăng, việc đi đến nhà thờ cũng chỉ có ý nghĩa khi nó là điểm đến, là biểu trưng của chính những viên gạch bác ái mà ngời ta không ngừng xây dững trong cuộc sống hằng ngày?

19. NGƯỜI CÔNG CHÍNH

“Ông Giuse, bạn bà lả kẻ công chính và không muốn làm ố danh bà, nên đã định bỏ bà cách kín đáo”.

Đây là câu duy nhất trong Tân Ước diễn tả trực tiếp về con người của vị thánh mà Giáo Hội mừng kính hôm nay: thánh Giuse, bạn đức Trinh Nữ Maria, bổn mạng Giáo Hội Việt Nam.

Được Tân Ước gọi là “công chính”, thánh Giuse không những là người đã giữ đức công bình và trung thành chu toàn mọi bổn phận của một người chồng và một người cha.

Được gọi là cọng chính, theo ý nghĩa của Kinh Thánh, là được Thiên Chúa công chính hoá, được Thiên Chúa cho tham dự vào sự công chính, sự thánh thiện của người. Vì thế, người được công chính hoà xứng đáng để Thiên Chúa yêu thương, thương yêu thật sự vì Thiên Chúa không bao giờ đóng kịch, giả vờ như người nào đó đang được thương yêu nhưng trong thực tế không phải thế.

Trong chiều hướng tư tưởng này, gọi thánh Giuse là kẻ công chính, Kinh Thánh muốn nói là : ngài được Thiên Chúa công chính hoá và được Thiên Chúa yêu thương vì thật sự ngài xứng đáng. Lần giở lại những trang Tân Ước có liên quan đến thánh Giuse, chúng ta có thể khám phá ngay những đặc tính làm cho ngài xứng đáng được Thiên Chúa yêu thương.

Trước tiên, là đặc tính hoàn toàn vâng phục thanh ý Chúa. Trong trường hợp cuộc đời thánh Giuse, Tân Ước diễn tả thiên thần là ngươi thông báo cho ngài biết ý Chúa. Vì thề, nghe lời thiên thần truyền, thánh Giuse đã bỏ ý định ly dị Đức Maria cách kín đáo. Ngược lại, Giuse đã đón bạn mình về nhà. Nghe lời thiên thân truyền, Giuse đã chổi dậy ngay trong đêm khuya để đem Con trẻ và Mẹ Người trốn sang Ai Cập cũng như đem Con trẻ và Mẹ Ngời về nước Israel, đến sinh sống tại thành Nagiarét và âm thầm nhưng ân cần lấy sức lao động nuôi sống gia đình trải qua những tháng năm dài sau đó.

Tiếp đến Tân Ước nhắc đến thánh Giuse trong biến cố thất lạc và tìm gặp Đức Giêsu trong đền thánh. Qua đó chúng ta khám phá ra một đặc tính khác của ngài hay nói đúng hơn một đặc tính mà các thánh ký viết Phúc Âm chú ý nhất mạnh nơi thánh Giuse: Không một lời nói nào của ngài được ghi lại trong Tân Ước. Nhưng thánh Giuse đã hùng hồn nói qua hành động, những hành động đôi khi xem ra vô lý và đầy nguy hiểm, nhưng ngài đã khiêm tốn, can đảm và kiên trì làm để thực hiện hoàn toàn thánh ý của Thiên Chúa.

Qua đó, thánh Giuse xứng đáng là chủ gia đình của Nagiarét, một gia đình thánh thiện, vì gồm 3 tâm hồn sẵn sàng lắng nghe và thực hành những gì Thiên chúa muốn. Và cũng qua đó thánh Giuse trở nên cộng hính, được Thiên Chúa thật sự thương yêu.

Chúng ta hãy dâng lời cảm tạ Chúa đã trao tặng thánh Giuse cho gia đình Nagiarét và đặc biệt cho Giáo Hội Giệt Nam. Nhờ lời cầu bầu của thánh cả Giuse, xin Chúa chúc lành cho những người chồng, cho những người cha, giúp họ can đảm và kiên tâm chu toàn bổn phận trong gia đình. Xin Chúa cũng chúc lành cho mọi gia đình và Giáo Hội Việt Nam, giúp mọi người sống xứng đáng với ơn gọi làm chứng nhân cho tình yêu Chúa.

20. ÁNH SÁNG ĐÔ THỊ

Một trong những cuốn phim hay nhất của Charlot và cũng có lẽ là một trong những cuốn phim hay nhất trong lịch sử điện ảnh, đó là cuốn phim có tựa đề là “Ánh sáng đô thị”. Đó là câu chuyện tình của một gã lang thang và một cộ gái bán hoa.

Nàng là một cô gái mù bán hoa bên vệ đường. Một nhà tỷ phú trong vùng ngày nào cũng dừng lại ma hoa của nàng. Ngày kia, gã lang thang và Charlot cũng dừng lại mua hoa của nàng. Cô gái bán hoa tưởng chảng là người tỷ phú. Thê là một giấc mộng đã chớm nở và nối kết hai tâm hồn. Nàng tưởng mình gặp được người mình mơ một từ lâu nay. Chàng thì hy ương sẽ kiếm được tiền để chữa lành tật mù loà của nàng.

Nhưng chẳng may, vì một sự ngộ nhận, chàng đã bị cảnh sát giam giữ. Sau một thời gian dầm tù, chàng được trả tự do. Chàng trở lại chỗ cũ để tìm người con gái mù, nhưng nàng khong còn ở đó nữa. Nhờ tiền bạc trước kia chàng đã gởi cho nàng, người con gái đã được chữa lành và nay đứng trông coi một cửa hàng bán hoa rộng lớn hơn. Chàng đi qua đi lại nhiều lần, nhưng không thể nào nhận ra nàng. Tình cờ, một cánh hoa hồng rơi xuống đất, chàng nhặt lấy. Người con gái cười như nhạo báng. Chàng định bỏ đi, nhưng chợt nhận ra tiếng cười, chang quay lại. Chảng hỏi một cách nhút nhát: “Cô đã thấy được rồi sao..?”. Người con gái nhận ra tiếng nói quen thuộc. Nàng từ từ nhặt chiếc hoa và gắn lên áo chàng. Và nàng thốt lên trong cảm xúc: “Anh đấy sao?”. Thế là cả hai bên đã nhận ra và họ sẽ khong bao giờ rời nhau nữa…

Cuộc gặp gỡ trong bất cứ một cuộc tình nào cũng là hình bóng của cuộc gặp gỡ trong đức tin giữa chúng ta và Thiên Chúa. Thiên Chúa là tình yêu và chúng ta là những con người dó tự do. Do đó Thiên chúa không nói với chúng ta bằng một ngôn ngữ nào khác hơn là tình yêu. Tình yêu không bao giờ là một cưỡng bách, nhưng là một mời gọi tự do.

Những ngươi Do Thái thời Chúa Giêsu đòi hỏi những dấu lạ, những bằng chứng hiển nhiên về sứ mệnh của Ngài. “Ông hãy làm cho chúng gôi một dấu lạ”.

Ngày nay thì trái lại, với những tiến bộ vượt bậc về khoa hoạc kỹ thuật, con người dường như không còn tin ở phép lạ nữa. Tưởng mình có thể chế ngữ và làm chủ vũ trụ, con người như muốn loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống.

Chúng ta có thể ngạc nhiên tại sao Thiên Chúa không làm phép lạ nhãn tiền cho những người biệt phái hay cho những kẻ vô thần ngày nay. Tại sao Ngài không viết tên Ngài trên trời để xoá tan mọi nghi ngờ trong lòng người? Thiên Chúa có lối sư phạm của ngài. Ngài đã không là Thiên Chúa của những điềm lạ cả thể, nhưng là một Thiên Chúa đã chọn lựa làm tôi tớ để chinh phục tình yêu và lòng tín nhiệm của con người. Thiên Chúa không những là một Thiên Chúa của quyền năng ở bên trên con người,nhưng còn là Thiên Chúa ở bên trong con người. Và, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu chính là dấu lạ cả thể nhất, bởi vì đó là dấu chứng của tình yêu… Chúa Giêsu đã nói đến dấu chứng đó khi dùng hình ảnh của tiên tri Giona. Giona được Thiên Chúa sai đến cho dân thành Ninivê. Ông tưởng Chúa sẽ dùng ông để làm một dấu lạ cả thể khiến dân thành sẽ tin vào sứ mệnh của ông. Nhưng cuối cùng, qua con ngời của ông, Thiên Chúa chỉ kêu mời sự hoàn cải và tình yêu.

Thiên Chúa đến gặp gỡ chúng ta qua những sinh hoạt và những biến cố tầm thường nhất trong cuộc sống. Ngài mời gọi chúng ta nhận ra Ngài trong cái ăn, cái uống, cái mặc, trong tiếng cười, tiếng khóc, trong tất cả mọi gặp gỡ của chúng ta với tha nhân… Và ngay cả trong cái chết mà con ngời cho là điểm cuối cùng của cuộc sống, Thiên Chúa cũng có mặt.

Nhận ra Ngài như cô gái bán hoa đã nhận ra giọng nói của chàng Charlot, đó là ơn gọi của người Kitô chúng ta. Một đức tin trưởng thành không đòi hỏi và thử thách Thiên Chúa, nhưng tín thác và nhận ra dấu chỉ của ngài qua những cái tầm thường nhất của cuộc sống.

21. HÃY ĐẾM NHỮNG VÌ SAO

Trong cuốn truyện thuộc loại tự thuật, một người cha ghi lại câu chuyện và những ý nghĩ sau đây:

Một đêm kia, trong lúc đang đọc báo,tôi nghe đứa con gái bé nhỏ của tôi bảo: “Bố ơi, con sẽ đếm xem trên trời có mấy ngôi sao”. Sau đó, tôi nghe giọng nói êm đềm, dễ mến của con tôi bắt đầu đếm 1,2,3,4… rồi tôi chú tâm vào việc đọc báo, không còn để ý đến tiếng đếm của nó nữa. Đến khi đọc xong bài báo. tôi chú ý lắng tai và nghe tiếng đứa con bé gái tôi vẫn tiếp tục đếm: 223,234. Đếm đến đây nó ngừng lại quay sang tôi bảo: “Bố ơi, con không dè trên trời có nhiều sao đến thế”.

Nghe con bình luận như trên, tôi chợt nhớ: thỉnh thoảng tôi cũng thầm nói với Chúa: “Chúa ơi, để con thử đếm xem con đã nhận lãnh bao nhiêu ơn lành Chúa ban”. VÀ càng đếm trái tim tôi hình như càng cảm thấy thổn thức, không phải vì âu sầu nhưng vì bị nhiều hồng ân đè nặng. Và tôi cũng thường bật lên lời bình luận như đứa con gái của tôi: “Lạy Chúa, con không dè đời con có nhiều ơn Chúa đến thế!”.

Một trang nhật ký kia cũng mang một nội dung tương tự như những tư tưởng trên: Nếu có ai đưa tôi một đĩa đầy cát và bảo tôi thử tìm những mảnh sắt bé nhỏ nằm lẫn lộn trên cát, thì với đôi mắt và những ngón tay, tôi khó có lòng tìm ra được những mảnh sắt ấy. Nhưng với một thỏi nam châm tôi có thể dễ dàng và mau lẹ hút ra những vụn sắt nhỏ li ti trộn lẫn trong cát.

Một trái tim vô ân có thể so sánh với đôi mắt trần và những ngón tay vụng về của tôi mò mẫm trên đống cát, không tìm ra những ơn lãnh Thiên Chúa ban. Nhưng với một trái tim biết ơn, có thể so sánh với một thỏi nam châm, tôi có thể lướt nhanh qua mỗi giây phút của một ngày sống gà khám phá ra nhiều hồng ân của Thiên Chúa, với một sự khác biệt là những mảnh sắt nhỏ trong đống cát của Thiên Chúa là những vật quí giá hơn vàng.

Nhiều người sống hời hợt nên thấy cuộc đời cũng như những biến cố xảy ra hằng ngày và những cảnh vật chung quanh mang toàn đen tối và vô giá trị như đất cát. Nhưng đối với những người sống có chiều sâu, các biến cố, những vật chung quanh, dầu tầm thường nhỏ bé đến đâu cũng là dịp để họ suy niệm và dâng lời cảm tạ: Một nụ hoa hồng chớm nở, những tia nắng trinh nguyên của một buổi sáng đẹp trời, một cái bắt tay thông cảm, một cử chỉ tha thứ, một sự giúp đỡ nho nhỏ.

22. TRÁI TIM, BỘ ÓC, CÁI LƯỠI

Một ngày kia, trái tim, bộ óc và cái lưỡi đồng ý với nhau là sẽ khộng bao giờ nói những lời đơn sơ nhỏ bé nữa.

Trái tim phát biểu: “Những lời đơn sơ nhỏ bé chỉ làm bận rộn ta thôi. Chúng làm cho ta trở nên yếu đuối. Sống trong thời buổi này trái tim phải trở nên cứng rắn, cương quyết, chứ không thể mềm nhũn dễ bị xúc động được”.

Bộ óc biểu đồng tình: “Vâng, đúng thế, thời buổi này chỉ có những tư tưởng cao siêu, những công thức tuyệt diệu, những chương trình vĩ đại mới đáng cho bộ óc suy nghĩ tới. Những lời đơn sơ nhỏ bé chỉ làm mất thời giờ, mà thời giờ là vang bạc”.

Cái lưỡi nghe trái tim và bộ óc nói thế không khỏi hãnh diện và tự cảm thấy mình trở nên rất quan trong, mặc dù lưỡi chỉ là bộ phận bé nhỏ của thân thể, vì thế lưỡi cũng hội ý: “Hai anh quả thật đã đạt được tột đỉnh của sự khôn ngoan. Nếu hai anh nghĩ thế thì, kể từ nay, tôi sẽ chỉ nói những danh từ chuyên môn, những câu nói văn hoa bóng bẩy, những bài diễn văn sâu sắc, hùng hồn”.

Như đã đồng ý, kể từ dạo ấy, trái tim chỉ gởi lên lưỡi những lời nói cứng cỏi, bộ óc chỉ sản xuất và gởi xuống lưỡi những tư tưởng cao siêu và lưỡi sẽ không còn nói những lời đơn sơ nhỏ bé nữa.

Với thời gian, mặt đất trở nên tẻ lạnh như cảnh vật vào mùa đông: Không có lấy một chiếc là xanh, không còn một cánh hoa đồng nội và lòng người cũng trở nên chai đá như những thửa ruộng khô cằn, nứt nẻ trong những tháng hè nóng bức.

Nhưng những ông già, bả cả vẫn còn nhớ những lời đơn sơ, nhỏ bé. Đôi lúc miệng họ vô tình bật phát nói ra chúng. Lúc đầu họ sợ bị bọn trẻ chê cười. Nhưng kìa, thay vì cười chê, những lời nói đơn sơ nhỏ bé lại được chuyền từ miệng này sang miệng khác, từ bộ óc này đến bộ óc khác, từ trái tim này qua trái tim nọ. Cuối cùng, chúng xuất phát như những chiếc hoa phá tan lớp tuyết giá lạnh để ngoi lên làm đẹp cuộc đời.

Câu chuyện trên không giết lộ những lời đơn sơ nhỏ bé đó là gì, nhưng chúng ta có thể đoán: đó có thể là hai chữ: “Xin lỗi”, thốt lên để xin nhau sự tha thứ.

Hay đó là lời chào vắn gọn: “Mạnh giỏi không?” đồng nghĩa với câu hỏi: “tôi có thể làm gì được cho anh cho chị không?”.

Nhất là hai tiếng “Cám ơn” thốt lên chân thành từ cửa miệng của những kẻ được giúp đỡ, của những người con mang công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ, hay của những vợ chồng trung tín chia sẻ với nhau những ngọt bùi, đắng cay của cuộc sống hoặc của những người được bạn bè đỡ nâng sau những thất bại ê chề hay sau những lần vấp ngã.

23. CẦU XIN VÀ CẢM TẠ

Một buổi sáng kia, một cô giáo dạy vườn trẻ chưng một bình hoa thuỷ tiên tuyệt đẹp trên chiếc bàn đặt ở giữa phòng. Khi các em bé nhỏ thơ ngây tung tăng tiến vào phòng học, có một em ròn xoe đôi mắt nhìn ngắm những chiếc hoa màu vàng lợt và em nói với cô giáo: “Có phải Chúa đã làm ra những bông này không, em muốn gọi dây nói để cám ơn Chúa đã cho chúng ta những cái bông đẹp”.

Nếu đất với trời được nối kết với nhau bằng dây điện thoại, thiết nghĩ Thiên Chúa sẽ phải đặt ra hai đường dây: Một đường dây cho những lời cầu xin và một đường dây dành cho những lời cám ơn. Và người ta sẽ thấy một đường điện thoại luôn luôn bận rộn. Trong khi đường dây kia thỉnh thoảng mới được dùng đến như một chuyện dụ ngôn kia thuật lại như sau:

Hai thiên thần được sai xuống gian trần, mỗi vị mang theo một chiếc giỏ. Họ chia tay nhau để đi khắp hang cùng ngõ hẻm, đến nhà các người giàu có cũng như nhà những kẻ nghèo khổ, thăm các trẻ em cầu nguyện tại tư tia cũng như tất cả nam phụ lão ấu cầu nguyện tại các nhà thờ.

Sau một thời gian, hai thiên thần gặp nhau đúng thời điểm đã hẹn để trở về trời. Chiếc giỏ của một thiên thần nặng như chì, còn chiếc giỏ của thiên thần kia có vẻ nhẹ như đựng toàn bông gòn.

“Ông mang gì mà nặng thế?” một thiên thần hỏi. Thiên thần mang giỏ nặng trả lời: “Tôi được sai đến để thu nhận tất cả những lời cầu xin của nhân loại. Còn ông, cái giỏ của ông xem ra nhẹ nhàng thế?”.

“À, tôi được sai đến để góp nhặt những lời thiên hạ cám ơn Thiên Chúa vì những ơn lành Ngài luôn ban cho họ”.

Sự thật về hai cán cân nặng nhẹ của những lời cầu xin và những lời cám ơn trên cũng được bài Tin Mừng về 10 người phong hủi được Chúa Giêsu chữa lành bệnh thuật lại như sau: Một trong bọn họ thấy mình được lành sạch, bèn quay trở lại lớn tiếng ngợi khen Thiên Chúa, rồi đến sắp mình dưới chân Chúa Giêsu và tạ ơn Người. Mà người ấy lài là người xứ Samaria. Nhưng Chúa Giêsu phán rằng: “Chớ thì khong phải cả mười người được lành sạch sao? Con 9 người kia đâu sao không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa mà chỉ có người ngoại bang này?”.

Để sống trọn Lời Chúa, ước gì cuộc sống chúng ta được diễn tả hằng ngày theo lời khuyên sau đây: Hãy chỗi dậy với tâm hồn thư thái và hãy tạ ơn cho một ngày mới mình được yêu thương.

24. VỮNG NIỀM TIN

Vào năm 1856 các nhà khảo cổ đã thực hiện một cuộc khám phá đầy thú vị tại đồi Palatino tại thành phố Roma. Khi đào bới những lớp đất bao phủ một trại lính Roma cổ, trên vách một bức tường, họ tìm thấy hình cây thập giá được một người lính nào đó dùng đinh hay mũi dao khắc vụng về vào tường. Bên cạnh là hình một chàng thanh niên giơ tay chào kính cây thập giá. Trên cây thập giá có vẻ hình một người, nhưng đầu người ấy là hình một con lừa. Dưới hai hình vẽ,người ta thấy có viết hàng chữ: Alexamenos thờ lạy Chúa của hắn.

Các nhà khảo cổ cho rằng: Có thể bức tranh đã được thực hiện vào những năm 123 đến năm 126. Nếu sự phỏng đoán về niên hiệu này là đúng thì đây có lẽ là hình vẽ thập giá cổ nhát, nhưng lại là hình thập giá bị nhạo báng, chê cười: Nếu Thiên Chúa lại chết trên thập giá thì đây là hành động yếu hèn, khờ dại như hành động của một con lừa và cả những người thờ lạy Thiên Chúa trên thập giá cũng thế.

Vào năm 1870, các nhà khảo cổ lại tìm được câu trả lời mà họ nghĩ là của chàng thanh niên mang niềm tin Kitô tên là Akexamenos. Ở một cột trụ bằng đá dựng hình thần Ơars tức là vị thần chiến tranh,người ta khám phá thấy được khắc vào đó dòng chữ: “Alexamenos vẫn vững tin”.

Vâng, hình ảnh Thiên chúa chết trao trên thập giá là một hình ảnh khủng khiếp, yếu đuối, dại khờ. Nhưng thánh Phaolô đã biện hộ cho hành động có thể gọi được là điên rồ của Thiên Chúa như sau:

“Tiếng nói của thập giá đối với các kẻ hư hỏng là điên dại, còn đối với các người được cứu rỗi, tức là chúng ta, thì là sức mạnh của Thiên Chúa. Thật vậy, người Do Thái đòi hỏi phép lạ, người Hy Lạp tìm kiếm sự khôn ngoan. Còn chúng tôi thì giảng về Chúa Kitô chịu đóng đinh vào thập giá. Người Do Thái cho điều đó là xấu xa, còn các người ngoại giáo thì cho là dại dột. Song với tất cả được Thiên Chúa tuyển chọn thì Chúa Kitô chịu đóng đinh là sức mạnh và là sự khôn ngoan của Thiên Chúa”.

25. CĂN HẦM BÍ MẬT

Một người hà tiện, bủn xỉn kia có thói quen giữ tất cả vàng bạc và những vật quí giá trong một chiếc hầm bí mật tự tay ông ta lén lút xây cất dưới nền nhà.

Một ngày kia, như thường lệ, ông ta lẻn xuống hầm để nhìn ngắm những vật quí, nân nghiu những gỏi vàng à những dây chuyền, những cà rá nạm kim cương, hột xoàn to bằng những hạt đậu. Rủi thay, vì vô ý gài cửa không kỹ, nên bộ phận bí mật vụt bật lên đóng sầm chiếc cửa cực kỳ kiên cố lai, chắn lối ra duy nhất.

Dĩ nhiên không ai sinh sống trong nhà biết về chiếc hầm bí mật. Vì thế, mọi người đã bỏ cuộc sau khi lục lạo tìm kiếm ông ta mọi nơi trong nhà cũng như mọi gốc cây, bụi kiểng ngoài vườn.

Sau một thời gian dài chờ đợi nhưng khong nghe thấy tăm hơi của ông ta ở đâu, người ta quyết định bán căn nhà. người chủ nhà mới có ý định sửa chữa lại một vài căn phòng của ngôi nhà và trong khi các người thợ nề đập một bức tường, người ta đã khám phá ra cánh cửa bí mật ăn thông xuống chiếc hầm. Khi những ngọn nến được thắp lên, người ta không khỏi sợ hãi thấy bộ xương của một người đang ngồi bên cạnh mô chiếc bàn con với một số vàng bạc, kim cương bị quăng tung toé chung quanh. Có dấu hiệu cho thấy là thậm chí người chết đã phải ăn một cây nến trước khi bị chết đói.

“Khốn cho các ngươi là những ké phú quí ở Sion, khốn cho các ngươi là những người tự cho mình là an toàn trên núi Samaria”.

Lời chúc dữ những người giàu có bất nhân và kiêu căng trên của tiên tri Amos cũng như những Lời Chúa Giêsu chúc dữ những kẻ giàu trong Tin Mừng không phải là những lời lên án tiền bạc và của cải cách chung. Nhưng đây là những lời nêu lên sự nguy hiểm của quan niệm kiêu hãnh, của tánh tự cao tự đại và nhất là thái độ và nếp sống ích kỷ, dửng dưng không để ý đến những người nghèo khổ đang sống bên cạnh. Đây là những thái độ và nếp sống thường thấy nơi những người giàu có.

Mahatma Gandhi, người đã đưa dân tộc Ấn Độ đến nền độc lập khỏi ách thống trị của anh quốc đã tuyên bố một tư tưởng cách mạng có thể đổi mới xã hội: “Trong hoàn cảnh đói khổ của những người đồng bào, đồng chủng, nếu ta giữ một vật gì mà ta không cần dùng đến ngay bây giờ thì đó là những của chúng ta ăn cắp”.

Sống tron goàn cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, tinh thần liên đới và sự sẵn sàng chia sẻ cơm ăn áo mặc cho những người cần đến là những ngọn đuốc sáng, là những đức tính giúp người Kitô chúng ta đóng trọn vai trò men trong bột ở giữa xã hội chúng ta đang sống.

26. MUA NGHĨA

Đời chiến quốc, Phùng Huyên làm thực khách cho Mạnh Thường Quân là tướng quốc nước Tề.

Một hôm Mạnh Thường Quân nhờ Phùng Huyên qua đất Tiết để thu các mối nợ. Trước khi ra đi, Phùng Huyên hỏi: “thu xong nợ rồi có cần mua vật gì không?”. Mạnh Thường Quân bảo: “Xem trong nhà còn thiếu vật gì thì cứ mua về”.

Phùng Huyên đến đất Tiết cho người mời tất cả những con nợ của chủ đến đông đủ, rồi truyền rằng: Mạnh Thường Quân ra lệnh xoá bỏ tất cả số nợ. Và để cho mọi người tin tưởng, Phùng Huyên đem đốt hết những văn khế. Những người thiếu nợ và toàn dân đất Tiết rất vui mừng, tung hô vạn tuế.

Khi họ Phùng trở về, Mạnh tướng quân lấy làm lạ cho là đòi nợi gì mau chóng thế, mới hỏi: “thu nợ xong chưa và được trả lời là thu xong cả rồi. Đến khi được hỏi về việc mua đồ vật mang về, Phùng Huyên thưa: Khi đi tướng quân có bảo nên mua những vật gì trong nhà còn thiếu. Tôi trộm nghĩ: trong cung, tướng công chất chứa những đồ trân bảo, ngoài chuồng nuôi đầy chó ngựa.Vậy vật tướng công còn thiếu là điều nghĩa, nên tôi trộm lệnh mua điều nghĩa đem về.

Mạnh Thường Quân ngạc nhiên hỏi: “Mua điều nghĩa thế nào?”. Họ Phùng đáp:“Tôi trộm lệnh tha cho tất cả các con nợ, nhân đó thiêu huỷ cả các văn khế, được dân vui mừng tung hô, ấy là tôi vì tướng công mua được điều nghĩa vậy”.

Một năm sau, vua Tề không dùn Mạnh làm tướng quốc nữa, nên ông phải lui về đất Tiết ở. Bấy giờ bá tánh đát Tiết, trai gái bé già đua nhau ra đón rước giữa đường, hoan hô nhiệt liệt. Khi ấy Mạnh Thường Quân quay lại Phùng Huyên mà bảo: “tiên sinh vì tôi mà mua điều nghĩa, ngày nay tôi mới trông thấy”.

“Hãy dủng tiền của gian dối mà mua lấy bạn hữu, để khi mất hết tiền bạc, thì họ sẽ đón tiếp các con về chốn an nghỉ đời đời”.

Lời khuyên trên của Chúa Giêsu có giá trị hơn việc mua điều nghĩa do ông Phùng Huyên bày ra để dân chúng đất Tiết hoan hô đón rước Mạnh Thường Quân, khi ông bị thất thế. Bởi lẽ lời khuyên của Chúa Giêsu đề cập về thời gian tối hậu của cuộc sống đời sau, khi con người phải nhắm mắt xuôi tay. Như khi đã đến trần gian trần truồng, từ dạ mẹ mang tiếng khóc ban đầu mà ra thì lúc chết, cho người phải từ giã cuộc sống ra đi với đôi bàn tay trắng.

Ở đoạn 25 của Phúc Âm thánh Matthêô, Chúa Giêsu nêu rõ lúc đó những bạn hãu sẽ đón tiếp chúng ta vào cuộc sống trường sinh là những ai? Đó là:

– Những ngời đói khát mà chúng ta đã cho ăn uống.

– Những kẻ rách rưới mà chúng ta đã cho quần áo che thân.

– Những người đau ốm mà chúng ta đã đến viếng thăm giúp đỡ.

– Những kẻ bị giam cầm mà chúng ta đã can đảm đến uỷ lạo, ủi an.

– Những người sơ cơ lỡ bước mà chúng ta đã cho tạm trú.

27. NGƯỜI VỖ TAY

Một nữ văn sĩ nổi tiếng kia thuật lại một kinh nghiệm như sau:

Mỗi khi tôi bị thất vọng với những gì xảy ra trong cuộc sống, tôi thương để tâm hồn lắng dịu và hồi tưởng về em bé mang tên Jamie Scott. Jamie mơ ước đượng đóng một vai trong vở kịch được tổ chức hằng năm tại trường. Đêm trình diễn vở kịch này là một trong những biến cố quan trọng nhất trong các sinh hoạt của học đường. Mẹ em Jamie cho tôi biết là em để hết tâm hồn vào ở kịch sắp được trình diễn, mặc dầu bà sợ là Jamie sẽ không được chọn để đóng một vai trò nào.

Vào ngày uỷ ban phụ trách đêm văn nghệ cho biết quyết định của họ về việc chọn các diễn viên, tôi theo mẹ Jamie đến trường đón em. Từ xam chúng tôi đã thấy Jamie chạy nhanh về phía chúng tôi với tất cả niềm vui và phấn khởi được diễn tả qua gương mặt và nhất là qua đôi mắt chiếu sáng lên vẻ tự hào.

Sau khi đã lấy lại bình tĩnh, Jamie đã nói những lời sau đây mà tôi luôn giữ trong ký ức để làm bài học cho mình: “Mẹ ơi, trong đêm văn nghện con được chọn để vỗ tay tán thưởng và reo hò khuyến khích”.

Câu chuyện của nữ văn sĩ chất dứt nửa vời, không một lời giải thích tại sao câu nói của em bé đáng làm bài học cho mình. Nhưng một cách nào đó, câu chuyện trên đây cũng hội tụ vào cùng một ý nghĩa với kinh nghiệm được Đức Gioan XXIII thuật lại như sau:

Lúc tôi mới được bầu làm Giáo Hoàng để lãnh đạo Giáo Hội hoàn vũ, tôi rất lo lắng, sợ hãi trước một trách vụ quá nặng nề. Nhưng một đêm kia,trong giấc ngủ,tôi nghe một tiếng bảo tôi: “Gioan, đừng tự xem mình quá quan trọng”. Tôi đã đem áp dụng câu nói này, và từ dạo ấy, tôi ăn ngon, ngủ yên như trước khi được chọn làm Giáo Hoàng.

“Mẹ ơi, trong đêm văn nghệ con được chọn vỗ tay tán thưởng và treo hò khuyến khích”. “Gioan, đừng tự xem mình quá quan trọng”.

Có lẽ hai câu nói hai kinh nghiệm trên giúp chúng ta phần nào trong việc sống Lời Chúa Giêsu: “Ai hạ mình xuống sẽ được nhắc lên”.

Khiêm nhượng là một đức tính được thiên Chúa yêu mến. Khác với tánh tự cao, tự đại, có thể so sánh với những ngọn đồi, đức khiêm nhượng giúp chúng ta đào sâu những trũng thấp để đón nhận những hồng ân của Thiên Chúa, không thể dừng lại ở những ngọn đồi, nhưng chảy xuống và đọng lại ở những trũng thấp dưới chân đồi.

28. ĐEM LẠI MỘT CHÚT BẦU TRỜI

Ngày kia,tại miền Nam Trung quốc, một em bé gái tiều tuỵ, đói rách và mang bệnh phong hủi bị dân chúng sinh sống ở một làng nhỏ dùng gậy gộc và gạch đá xua đuổi ra khỏi nơi chôn nhau cắt rún của mình.

Giữa cảnh hỗn loạn ấy, một nhà truyền giáo xông ra ẵm em bé lên tay để bảo vệ em khỏi những trận đoàn và khỏi những viên gạch, những hòn đá ném bừa bãi vào tấm thân bé bỏng của em.

Thấy có người mang em bé đi,dân làng mới chịu rút lui,nhưng miệng vẫn còn gào thét: “Phong hủi! Phong hủi!”.

Với những dòng nước mắt lăn tròn trên đôi má, lần này là những giọt nước mắt vui mừng chứ không phải là những giọt lệ sầu đau, em bé hỏi vị cứu tinh của mình: “Tại sao ông lại lo lắng cho tôi?” Nhà truyền giáo đáp lại: “Vì Ông Trời đã tạo dựng cả hai chúng ta và cũng vì thế con sẽ là em bé gái của ta và ta sẽ trở nên người anh của con”.

Suy nghĩ hồi lâu, em bé cất tiếng hỏi: “Con có thể làm gì để tỏ lòng biết ơn cứu giúp của ôn?”. Nhà truyền giáo mỉm cười đáp: “Con hãy trao tặng lại cho những kẻ khác tình yêu này càng nhiều càng tốt”.

Kể từ ngày ấy cho đến 3 năm sau khi em bái gát tắt hơi thở cuối cùng, em đã vui vẻ băng bó các vết thương của các bệnh nhân khác, đút cơm cho họ và nhất là em toe ra dễ thương và yêu mến tất cả mọi người trong trại. Lúc từ giã cõi đời, em bé chỉ lên tròn 11 tuổi và các bệnh nhân đã từng chung sống với em kháo láo với nhau: “Bầu trời nhỏ bé của chúng ta đã về trời”.

“Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa người hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí khôn ngươi, và hãy thương mến anh chị em như chính mình”.

Chúng ta cố gắng áp dụng luật trên với niềm xác tín rằng: với những cử chỉ yêu thương ho nhỏ, với sự trao nhau một nụ cười, một lời thông dảm, một sự tha thứ, với những hành động chia cơm sẻ áo, dù chỉ là một ly nước lã, với những lần thăm viếng các bệnh nhân: nấu cho họ tô canh, chén cháo, quét nhà, giặt giũ quân áo cho họ vv… là chúng ta mang một chút thực tại Nước Trời đến trong xã hội trần thế.

29. KHÚC NHẠC TUYỆT VỜI

Một đêm kia, ông Paganini, một nhạc sĩ vĩ cầm nổi tiếng vào thế kỷ 19 bước ra sân khấu và chỉ khám phá nhạc khí ông đang cầm trên tay có cái gì bát bình thường sau khi những tràng pháo tay của khán giả ngưỡng mộ ông nổi lên vang dậy vừa chấm dứt. Nhìn lỹ lại chiếc đàn lần thứ hai, nhạc sĩ Paganini mới nhận thấy đây không phải là cây vĩ cầm tuyện hảo quen thuộc đã đưa ông lên đài danh vọng.

Ông đứng bất động trong giây phút, rồi bắt buộc phải lên tiếng xin lỗi khán giả đang nóng lòng chờ đợi nghe những điệu nhạc tuyệt dịu của ông. Paganini giải thích: “Vì lý do kỹ thuật, xin quí vị vui lòng chờ đợi trong giây phút vì tôi đã lấy lộn cây đàn”. Cáo lỗi xong, Paganini lách mình sau bức màn sâu khấu và yên trí là dây đàn bất hủ của mình vẫn nằm nơi ông đã đặt nó. Nhưng ông không khỏi bàng hoàng khi nhận ra là có người đã đánh cắp nhạc khí quí giá của ông khỏi thùng đàn và đã đặt một cây đàn rẻ tiền khác thay thế vào. Nhạc sĩ Paganini đứng yên như bức tượng một hồi lâu như một ý nghĩ gì vừa loé lên trong trí óc, ông cương quyết cầm cây đàn tầm thường bị đánh tráo trở lại sân khấu và lớn tiếng tuyên bố:

“Khính chào quí vị, ai đó đã đánh cắp cây đàn quí giá của tôi, nhưng trong buổi trình diễn này, tôi muốn chứng minh cùng quí vị là: vẻ đẹp và cái tinh tuý của nhạc không nằm trong nhạc khí, nhưng nằm trong tâm hồn của nhạc sĩ”.

Nói xong, nhạc sĩ tài ba bắt đầu dạo nhạc và từ cây vĩ cầm tầm thường ông đã say sưa trình diễn những khúc nhạc tuyệt vời tưởng chừng như bất tận, cho đến khi khán giả say mê ngây ngất, đã đứng dậy vỗ tay tán thưởng vang dậy vì ông Paganini đã thật sự chứng minh với họ là: tinh thần nhạc không tuỳ thuộc ở trong nhạc khí nhưng hàm ẩn trong tâm hồn của nhạc sĩ.

Đây cũng là sứ mệnh của các tín hữu Kitô: Hằng ngày sau một giấc ngủ yên, họ bừng chỗi dậy để ra sân khấu cuộc đời trình diễn khúc nhạc: “Thiên Chúa là Tình Yêu”.Gặp thời kỳ thuận tiện hay bất lợi, gặp môi trường sinh sống xứng hợp với khúc nhau hay không, gặp những người chung sống có chấp nhận hay từ chối, cuộc sống của người Kitô hữu phải minh chứng rằng: Khúc nhạc “thiên Chúa là Tình Yêu” không thể bị lệ thuộc vào những hoàn cảnh, vào những môi trường sinh sống bên ngoài, nhưng phải là khúc nhạc xuất phát từ tâm hồn như những điệu nhạc tuyệt vời của nhạc sĩ Paganini không bị lệ thuộc vào nhạc khí, nhưng đã xuất phát từ tâm hồn điêu luyện say mê âm nhạc của ông.

30.CHẾT THAY CHO NGƯỜI

Môn đệ của một vị đạo sĩ kia muốn từ bỏ thế gian, nhưng anh ta quyến luyến gia đình và bảo rằng: “Vợ con tôi quá thươn ghiêu tôi, nên họ không bằng lòng cho tôi thoát tục”.

Nghe nói thé, vị đạo sĩ muốn cho anh ta biết sự thật nên đã dạy cho anh một kỹ thuật giả chết. Sau một thời gian học thuần phục, vị đạo sĩ bảo anh hãy áp dụng kỹ thuật này khi về đến nhà. Và quả thật, anh ta đã thực hành bài đã học cách tuyệt hảo để nhắm mắt xuôi tay, nhưng vẫn còn nghe được mọi tiếng khóc than của vợ con và thân nhân, bạn bè.

Ngày hôm sau, vị đão sĩ đến để phân ưu cùng thân quyến. Sau những giây phút trầm lặng tưởng niệm người quá cố, ông nghiêm nghị bảo thân nhân đang khóc thương người đã từ biệt cõi đời rằng: “Tôi có bí quyết để cứu sống anh ta, nếu có ai sẵn lòng chết thay cho anh”.

Anh chàng giả chết ngạc nhiên khi nghe mọi người trong gia đình bắt đầu nêu ra mọi lý do để biện minh là mình cần phải sống. Càng ngạc nhiên hơn khi anh nghe chính người vợ nghĩa thiết của mình tóm lược mọi lý lẽ tên bằng một lời quả quyết: “Tôi nghĩ không ai cần chết thay cho chồng tôi. Không có anh ta, chúng tôi vẫn có thể làm lụng để sống”.

Câu chuyện trên có thể xảy ra bất cứ ở đâu và trong bất cứ gia đình nào. Và theo sự suy luận thông thường, chúng ta phải công nhận rằng: Người vợ và thân nhân của anh chàng gỉa chết có lý của họ. Nhưng triết gia Pascal cũng có lý khi nhận định: “Con tim có những lý lẽ của nó mà lý trí không thể hiểu nổi”.

Đó là lý lẽ của con tim trong con người của cha Đamien, tông đồ người hủi mà cách đây không lâu nhiều người đã long trọng tưởng niệm một trăm năm ngày qua đời của ngài. Cha Đamien đã dấn thân phục vụ những người mắc bệnh phong hủi để rồi kết thúc cuộc đời bằng chính căn bệnh của những người cha đã săn sóc với sự bình thản được giểu lộ trong những dòng tâm sự cha viết cho bạn bè vài ngày tước khi trút hơi thở cuối cùng: “tôi chết vì bệnh phong cùi, nhưng tôi là một thừa sai sung sướng nhất trên địa cầu này”.

Đó cũng là lý lẽ của con tim trong con người của cha Maximilian Kolbe, nạn nhân của chính sách bạo tàn tiêu huỷ người Do Thái của Đức quốc xã. Cha Maximilian đã đứng ra chịu chết thay cho một anh bạn tù.

Có thể những người mang lý lẽ này trong con tim hiểu được câu giáo huấn của Đức Kitô: “Không ai có tình yêu lớn hơn kẻ hy sinh mạng sống vì bạn hữu mình”.

31. CHỌN LỰA

đời người là một chuỗi những chọn lựa và quyết định. Có những quyết định liên quan đến người khác. Có những chọn lựa thay đổi cả một đời người. Có lẽ quyết định nào cũng làm cho chúng ta ray rứt, dằn vặt.

Một chủ nông trại nọ thuê một người thanh niên đến nhặt khoai tây cho nông trại. Công việc xem ra thật đơn giản: chỉ cần phân loại các củ khoai tây và cho vào sọt. Lớn theo lớn, trung bình theo trung bình và nhỏ theo nhỏ… Sau một vài ngày làm việc, người thanh niên đến gặp ông chủ và xin nghỉ việc: gương mặt của anh trông hốc hác và thất sắc hẳn. Được hỏi lý co, anh giải thích như sau: “Công việc ông giao phó không phải là một công việc nặng nhọc, nhưng điều làm cho tôi nhức óc đó là phải chọn lựa”.

Chọn lựa và quyết định là cả một gánh nặng đối với con người, bởi vì không ai có thể làm điều đó thay thế cho chúng ta cả. Chúng ta cần người khác chỉ bảo, chúng ta cần người khác góp ý, nhưng quyết định vẫn là phần của chúng ta.

Thú vật dương như không có chọn lựa và quyết định. Tất cả đều được điều khiển bởi cái mà chúng ta gọi là bản năng. Con chim có thê làm được một cái tổ vô cùng tinh vi mà không cần phải học hỏi,cũng như không sợ phải sai lầm. Trong khi đó thì khả năng tưởng chừng như vô song, con người vẫn cứ phải rơi vào lầm lẫn này đến lầm lẫn nọ.

Lần lẫn, nghi ngờ, bất an, vô định là số phận của con người. Điều đó làm cho con người ray rứt khổ đau, nhưng đồng thời cũng nói lên giá trị cao cả của con người. Chính vì những giới hạn bát toàn của con ngời, mà con người càng cảm nhận được sự trợ giúp của Thiên Chúa…Khi nhìn ngắm vũ trụ bao la, khi nhìn lại thân phận bé nhỏ yếu hèn của mình, tác tỉa thánh vịnh thứ đã phải thốt lên: “Lạy Chúa,con người là chi mà Chúa phải bận tâm?”.

Bé nhỏ trong vũ trụ, bất toàn và giới hạn giữa muôn tạo vật, nhưng con ngời không là một con số vô danh. Dưới ánh mắt yêu thương và hằng quan tâm của Thiên Chúa, mỗ một con người là một giá trị độc nhất vô nhị, là đối tượng của một tình yêu độc nhất.

Chúa Giêsu đã đến trong trân gian để nói với chúng ta điều đó: Hai con chim sẻ không đáng giá một hào, vậy mà không một con nào rơi xuống đất ngoài ý Cha Cả, huống chi là con người.

Thiên chúa đã yêu thương con người: đó là lý do khiến chúng ta phải luôn đặt tất cả tin tưởng vào Ngài… Những mò mẫm và lầm lẫn trong cuộc sống chỉ là những nẻo quanh co, nhưng cuối cùng rồi cũng sẽ đưa chúng ta đến thành công, bởi vì Thiên Chúa yêu thương chúng ta và không ngừng dẫn dắt chúng ta.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *