Suy Niệm Lẽ Sống Tháng 1
1. CHIẾC MỐC THỜI GIAN ( người của năm / times – mốc thời gian, dấu hiệu của hi vọng )
“Cứ ở mỗi cuối năm, hoặc ở khởi đầu của một năm mới,một thập niên mới, một kỷ nguyên mới, tạp chí Time có thói củn chọn một người nổi bật nhất trong lịch sử nhân loại để làm một cái mốc cho thời gian.
Lần đầu tiên, năm 1927, phi công Hoa Kỳ tên là Charles Lindbergh đã được chọn làm người của năm. Viên phi công này là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã thực hiện một chuyến bay liên tục từ New York sang Paris. Người của năm không phải chỉ là một đấng mày râu, mà ngay cả phái yếu cũng được chọn vào danh dự ấy. Trước kia, có nữ hoàng Elizabeth đệ nhị, và năm 1986, tổng thống Aquino của Phi Luật Tân cũng đã được chọn làm người của năm.
Có đàn ông, có đàn bà. Có những người xây dựng Hoà bình như Mahatma Gandhi, như Martin Luther King, mà cũng có những người chỉ biết gây đau thương tang tóc cho nhân loại như Stalin, như Hitler, như Đặng Tiểu Bình cũng đã từng được chọn làm người của năm.
Gần đây, thế giới nhìn vào chủ tịch Gorbachov như gương mặt nổi bật nhất của lịch sử nhân loại. Năm 1987, ông được chọn làm người của năm vì đã xuất hiện như một biểu tượng của Hy vọng cho Liên Xô. Và với những thay đổi sâu rộng trong khối Đông Âu do chính sách đổi mới của ông mang lại, ông lại được chọn làm người của năm 1989. Nhưng tạp chí Time còn đi xa hơn nữa, khi tăng cho ông danh hiệu “người của thập niên 80”. Trước kia, năm 1949, thủ tướng nước Anh là Winston Churchill cũng đã được chọn làm người của nửa thế kỷ.
Thời gian sẽ vô nghĩa và trống rỗng, nếu không được liên tục bằng những cái mốc của lịch sử. Con người cần có những chiếc ấy để nhìn lại quá khứ và dự phóng cho tương lai”.
Người Kitô sống giữa thế giới không thể không dựa vào những chiếc mốc thời gian ấy. Nhưng chúng ta không nhìn vào những chiếc mốc ấy với đôi mắt bàng quan, hoặc tệ hơn nữa, bằng cái nhìn bi quan. Trong đức tin, tất cả đều được nhìn bằng đôi mắt lạc quan, bởi vì chúng ta tin rằng Thiên Chúa là chủ của lịch sử, Thiên Chúa luôn có mặt trong lịch sử con người. Tin vào sự hiện diện và hướng dẫn ấy của Thiên Chúa, chúng ta nhìn vào những chiếc mốc của thời gian như những dấu hiệu của Hy vọng. Ngay cả trong thất bại, rủi ro, tang tóc, thương đau, người Kitô cũng luôn nhận ra những dấu chỉ của Hy vọng. Tất cả mọi biến cô xảy đến đều phải được nhìn trong ánh sáng phục sinh của Đức Kitô. Cái chết đau thương và nhục nhã của Ngài trên thập giá không phải là ngõ cụt, là đường cùng, là tăm tối mà là đường dẫn về Ánh Sáng.
Tin tưởng ở sự hiện diện của Thiên Chúa trong từng phút giây của cuộc sống và lịch sử con người, cái mốc thời gian của chúng ta có lẽ không phải là đơn vị của năm, của thập niên, mà là từng phút giây của Hiện tại. Và người được chúng ta chọn cho từng phút giây ấy phải là Thiên Chúa, chủ của thời gian, chủ của lịch sử.
Xin chọn Người làm trung tâm điểm của cuộc sống, xin chọn Người làm Sự Sống, xin chọn Người làm Lý Tưởng, xin chọn Người làm Cẩm Hứng, xin chọn Người làm tất cả cho cuộc đời, xin chọn Người trong từng phút giây của cuộc sống.
2. ĐÓNG THUẾ CHO NĂM MỚI ( thiệt mạng đầu năm / nhìn lịch sử cách lạc quan )
“Đóng thuế cho năm mới: 15 người thiệt mạng, khoảng 1.500 người bị thương, gần 2.500 lâm cảnh màn trời chiếu đất”. Trên đây là hàng tít lớn của hầu hất các nhựt báo xuất bản tại thủ đô Manila Phi Luật Tân, trong số ra ngày mùng 2 tháng Giêng mỗi năm, tức là số báo đầu tiên trong năm. Dường như đây là công thức quen thuộc má bất cứ nhựt báo nào cũng đưa ra trong số báo đầu năm. Đó cũng là điều mà dân chúng chờ đợi sau một đêm đón giao thừa trong tiếng nổ liên tục của pháo và tron khói bay mịt mù.
15 người xấu số trên đây đều là nạn nhân của những vụ đâm chén, bắn giết vì say sưa quá chén trong đêm giao thừa. 1.500 người bị thương khác là nạn nhân của bất cẩn trong khi đốt pháo.
Chỉ riêng ở thủ đô Manila thôi, chưa tính số tiền được đốt đi trong tiếng pháo, số thiệt hại vì hoả hoạn và những thiệt hại khác lên đến cả triệu mỹ kim.
Hôm nay thì mọi người đều trở lại với sinh hoạt bình thường của mình. Đọc bản tin về những gì đã xảy ra trong đêm giao thừa và đầu năm, ai cũng bàng hoàng xót xa cho những người xấu số và có lẽ ai cũng thở ra nhẽ nhỏm vì bất trắc đã không xảy đến cho mình. Người ta nghĩ rằng may mắn vẫn còn đó. Bản tổng kết đầu năm và lời kêu gọi đề phòng cho năm mới không mấy chốc cũng sẽ đi vào quên lãng. Bánh xe lịch sử cứ lăn và con ngời cũng sẽ tiếp tục lặp lại những lỗi lầm của quá khứ.
Người Á đông chúng ta thường nói: cha năn mặn thì con khát nước. Kinh Thánh Cựu Ước cũng viết: cha ông ăn nho xanh thì con cháu phải ê răng. Người tin ở thuyết quả báo thì cho rằng con cái phải gánh chịu những hậu quả do lầm lỗi của ông bà để lại.
Trong một cái nhìn khách quan và sâu xa hơn, chúng ta phải nói rằng lịch sử thường lặp lại. Lịch sử thường lặp lại, bởi vì nó được cấu tạo bởi những biến cố do con người chủ động. Mà bởi vì mẫu số chung của con ngời ở mọi thời đại vẫn là tự do, cho nên những lầm lẫn giống nhau được lặp lại là chuyện bình thường, có khác chăng là khác ở mức độ và hình thức mà thôi. Ở thời đại nào mà không có chiến tranh, ở thời đại nào mà không có cảnh người bốc lột người, ở thời đại nào mà không có tham, sân, si?
Người Kitô chúng ta hãy nìn vào bản thân và lịch sử của nhân loại với một cái nhìn thực tế và lạc quan. Thực tế để thấy rằng sống là một cuộc chiến đấu không ngừng: chiến đấu giữa thiện và ác, chiến đấu giữa tự do và nô lệ, chiến đấu giữa ân sủng và tội lỗi. Thực tế để thấy rằng cuộc chiến ấy đang diễn ra trong từng phút giây của cuộc sống. Nhưng chúng ta cũng hãy có cái nhìn lạc quan, lạc quan vì tin rằng, lẫm lỗi thất bại là khởi đầu của những ân ban dồi dào hơn, và trong cuộc chiến từng ngày đó: Thiên Chúa vẫn luôn có mặt để nâng đỡ chúng ta.
3. BÍ QUYẾT HẠNH PHÚC ( nghệ thuật sống hạnh phúc/bắt chước trẻ thơ )
Trong một chương trình truyền hình Mỹ, người ta phỏng vấn một cũ già, tuổi hạc rất cao. Người ta đặt câu hỏi như sau: “thưa cụ, chắc cụ có một bí quyết đặc biệt để được hạnh phúc?”.
Cụ già trả lời một cách đơn sơ như sau: “Không, tôi chả có một bí quyết nào gọi là đặc biệt cả. Trái lại, nó rất đơn giản như chiếc mũi trên mặt ông vậy!”. Cụ già giải thích như sau: “Mỗi buổi sáng mai, lúc thức dậy, tôi có hai điểu chọn lựa, một là sống hạnh phúc, hai là sống bất hạnh. Ông nghĩ xem, tôi sẽ chọn điều nào? Dĩ nhiên, tôi phải chọn được hạnh phúc”.
Câu trả lời trên đây của cũ già thực đơn giản. Abraham Lincol đã nói như sau: “Con người sở dĩ có được hạnh phúc, sung sướng hay không cũng tại lòng tưởng nghĩ như vậy”. Bạn có thể có hạnh phúc, nếu bạn muốn như thế. Đó là điều dễ thực hiện nhất trên đời. Bạn hãy chọn lữa sự bất hạnh. Đi đến đâu bạn cũng than thân trách phận, chắc chắn bạn sẽ được như ý. Nhưng nếu lúc nào bạn cũng tự nhủ rằng: “mọi việc đều tốt đẹp, đời vẫn đẹp và đáng sống. Tôi chọn sống hạnh phúc”, thì chắc chắn bạn sẽ được điều bạn muốn.
Trẻ con rành về nghệ thuật sống hạnh phúc hơn người lớn. Trẻ em mang vào giấc ngủ của mình vô số những mộng mư và chúng cũng thức giấc cũng với vô số những mộng ước, trong đó cơ bản nhất vẫn là được vui chơi.
Người lớn mà có được một tinh thần trẻ thơ lúc tráng niên và vào tuổi già, thì quả là một thiên tài, vì họ nắm được niềm hạnh phúc thật trong tâm hồn mà Chúa đã dành để cho tuổi thanh xuân. Chúa Giêsu quả là tế nhị khi Ngài nói với chúng ta rằng cần phải có tinh thần trẻ thơ thì mới được vào Nước Trời. Nước Trời là gì nếu không phải là sược sống hoan lạc trong tình yêu thương của Chúa?
4. “TRĂM NĂM BIA ĐÁ THÌ MÒN, NGÀN NĂN BIA MIỆNG HÃY CÒN TRƠ TRƠ” ( Imelda Marcos/ cùng đích cuộc đời )
Nhà độc tài nào sau khi ra đi vũng trở thành bia cho không biết bao nhiêu những lời đàm giếu của thiên hạ. Năm 1986, người ta nói đến trên 3000 đôi giày đã trở thành bảo tàng viện của bà Imelda Marcos, phu nhân của cựu tổng thống Phi Luật Tân, ông Ferdinand Marcos. Sau đó, người ta lại bàn tán về những đôi giày của bà Elena, vợ của nhà độc tài Ceaucescu bị hành quyết tại Rumani.
Khi vợ chồng cựu tổng thống Marcos bị bắt buộc phải bỏ nước Phi, dân chúng đã tuôn đến dinh tổng thống như một ngày hội: họ đến đó chỉ để xót xa so sánh cái cảnh giàu sang quá mức của gia đình nhà độc tài với cái đói khổ mạt rệt của dân chúng. Người dân Phi nói rằng, trong 9 năm liền, bà Imelda Marcos chỉ có thể mang một đôi giày đến 3 lần là cùng. Sau khi hành quyết vợ chồng Ceaucescu, người ta mới khám phá ra rằng căn nhà mà họ cho là bình thường của họ chính là một biệt thự sang trọng với 40 phòng khác nhau được trang trí bằng những bức tranh đắt giá, phòng tắm được khảm bằng vàng. Mỗi phòng đều có truyền hình và máy vidéo.
Tài sản của ông Ceaucescu, cũng không thua kém gì những của cải biển lận của ông Noriega, cựu tổng thống bị truất phế của Panama. Ông tướng này không những chỉ có những căn nhà lộng lẫy trong nước, mà còn không biết bao nhiêu biệt thự ở Pháp và các nước khác. Máy ban và những chuyến du thuyền của ông không còn là những phương tiện để di chuyển,mà là cả một thứ sưu tầm.
Không có một nhà độc tài nào mà không tham lam tiền của. Người ta nói đến hằng tỷ đô la của ông Marcos. Nhà độc tài của một nước nghèo nàn như Haiti cũng có đến 400 triệu mỹ kim. Somoza, người bị lật đổ tại Nicaragua, thì có đến hàng trăm triệu đô la đầu tư vào những kinh doanh đồi truỵ như đĩ điếm, cờ bạc. Cựu hoàng đế Bokassa của một nước nghèo nàn lạc hậu như cộng hoà Trung Phi bên Phi Châu, đã làm lễ đăng quang năm 1976 với một phí tổ là 20 triệu mỹ kim. Và hiện nay, người ta ước tính tài sản của tổng thống Zaire là ông Mobutu Sese Seko lên đến gần 5 tỷ mỹ kim.
Giá của những tài sản bất chính ấy thường giống nhau: một cuộc lưu vong nhục nhã, một cuộc trốn chạy không kèn không trống, một cuộc hành quyết dã man hay một cuộc sống trong lo sợ từng ngày và làm mục tiêu cho những oán ghét.
Mỗi dịp đầu năm, dường như ai cũng muốn làm một quyết tâm. 50 phần trăm người Hoa Kỳ quyết tâm giảm thiểu sự ăn uống để gìn giữ sức khoẻ.
Đối với người Kitô chúng ta, sức khoẻ tinh thần, sự cường tráng tâm linh có lẽ là điều quan trọng hơn cả. Quyết tâm của chúng ta phải là quyết tâm điều chỉnh lại sự lựa chọn cơ bản của chúng ta. Đâu là cùng đích của cuộc sống chúng ta? Đâu là hướng đi đích thực của cuộc sống chúng ta? Đâu là lý tưởng của chúng ta? Đâu là giá trị cao cả nhất trong cuộc sống của chúng ta? Tiền bạc và nhất là tiền bạc bất chính có đem lại Hạnh phúc cho đời người không?
5. CHIẾC ÁO RÁCH ( vị ẩn sĩ vì áo rách-lập gia đình/ mất lý tưởng vì tiền bạc )
Một linh sư Ấn giáo nọ rất hài lòng về sự tiến bộ của người đệ tử. Nhận thấy rằng ngời đệ tử không cần đến sự dìu dắt của ông nữa, cho nên ông mới bỏ mặc anh trong túp lều tranh rách nát bên cạnh một bờ sông. Một buổi sáng khi thức dậy, người đệ tử xuống dòng sông thanh tẩy theo đúng nghi thức, rồi giặt chiếc áo rách rưới của mình. Đây là tài sản duy nhất của anh.
Ngày nọ, anh đau đớn vô cùng khi nhận ra chiếc áo phơi ở bờ sông đã bị chuột cắn tả tơi. Không còn cách nào nữa, người đệ tử đành phải vào làng gõ cửa để xin một chiếc áo khác. Cái áo lẫn nữa cũng bị chuột gặm nát. Anh mới xin được một con mèo. Lần này, anh khỏi phải lo lắng về sự quấy phá của mấy con chuột nữa. Nhưng, không xin áo mặc, thì người đệ tử cũng phải xin cơm bánh mà thôi.
Ngày ngày phải vác bị đi khất thực, người đệ tử cảm thấy mình như một thứ gánh nặng đối với dân làng. Nghĩ thế, cho nên anh mới tìm cách tậu cho bằng được một con bò để lấy vốn làm ăn. Nhưng có bò thì nước cũng phải có cỏ cho bò ăn. Những ngày đầu, anh còn tự mình cắt cỏ cho bò ăn. Về lâu dài, nhận thấy không còn thì giờ cho sự cầu nguyện nữa, cho nên anh đành phải thuê người cắt cỏ cho bò. Bò càng ngày càng sinh sản ra nhiều, người cắt cỏ cũng phải gia tăng. Không mấy chốc, mảnh đất xung quanh túp lều của anh đã biến thành một nông trại. Con người đã một thời muốn bỏ tất cả mọi sự để trở thành một tu sĩ nay nghiễm nhiên là một chủ nông trại giàu có. Có tiền, có mọi sự, cho nên anh cũng muốn có người chia sẻ công việc của anh. Anh đành phải cưới vợ. Và không mây chốc, anh đã trở thành một trong những chủ nông trại giàu có nhất trong làng.
Vài năm sau, khi co dịp trở lại thăm ngôi làng cũ, vị linh sư đã một thời dẫn dắt anh, ngạc nhiên vô cùng vì thay cho túp lều nghèo nàn bên bờ sôn, nay là cả một cơ nghiệp đồ sộ. Dọ hỏi được tung thích của người chủ trại,vị linh sư mới lên tiếng hỏi người đệ tử của mình: “thế này nghĩa là già hả con?”. Người đệ tử mới trả lời: “Có lẽ thầy không tin. Nhưng tất cả cơ nghiệp này hiện hữu cũng chỉ vì con đã không làm cách nào để giữa được chiếc áo rách”.
Vì chén cơm manh áo, người ta có thể đánh mất lý tưởng của mình. Vì chén cơm manh áo, người ta có thể chà đạp phẩm giá của mình cũng như của người khác. Vì chén cơm manh áo, người ta có thể chối bỏ niềm tin của mình. Đó là mối hiểm nguy mà bất cứ ai cũng có thể rơi vào.
Đầu một năm mới, tiến thêm một bước trong cuộc hành trình đức tin, chúng ta hãy xin Chúa ban thêm sáng suốt để thấy được bậc thang giá trị trong cuộc sống chúng ta. Xin Ngài ban thêm can đảm để trong khi mưu cầu của cải vật chất, chúng ta có đủ sức khước từ mọi hành động bất chính, mọi thoả thiệp với lừa đảo, gian trá. Xin Ngài ban thêm lòng quảng đại để chúng ta biết mở rộng quả tim và đôi bàn tay để chia sớt, để san sẻ với mọi người khốn khổ.
6.VỊ VUA THỨ TƯ
Hôm nay lễ Ba vua, Phúc Âm chỉ nhắc đến ba vị vua. Thế nhưng văn sĩ Joergensen người Đan Mạch thì lại tưởng tượng ra một vị vua thứ tư. Vị vua thứ tư này đến chầu Chúa Giêsu sau ba vị vua khác. Triều bái Hai Nhi Giêsu Nhưng mặt ông tiu nghỉu bởi vì ông không còn gì để dâng tặng Ngài.
Trước khi lên đường, ông chọn ba viên ngọc quí nhất trong kho tàng của ông, thế nhưng dọc đường, gặp bất cứ ai xin, ông cũng mang ra tặng hết. Người thứ nhất mà ông đã gạp là một cụ già rét run vì lạnh. Động lòng trắc ẩn, ông đã tặng cho cụ già viên ngọc thứ nhất. Đi thêm một đoạn đường nữa, ông tặp một toán lính toan làm nhục một cô gái. Ông đành mang viên ngọc thứ hai ra thương lượng với chúng để chuộc lại cộ gái. Cuối cùng khi tiến vào địa hạt Bêlem, ông gặp một người lính do vua Hêrôđê sai đi để tàn sát các hài nhi tong một ngôi làng lân cận. Vị vua thứ tư đành phải rút ra viên ngọc cuối cùng để tặng cho người lính và thuyết phục anh từ bỏ ý định gian ác.
Tìm được Hài Nhi Giêsu, vị vua thứ tư chỉ còn hai bàn tay trắng. Ông bối rối và kể lại cuộc hành trình của mình.
Nghe xong câu chuyện, Hài Nhi Giêsu mỉm cười đưa bày tay bé nhỏ ra đón nhận quà tặng của ôn. Nó công phải là vàng bạc châu báu, nhưng là tấm lòng vàng được dệt bằng những nghĩa cử đối với tha nhân, nhất là những người túng thiếu, đói khổ, những người cần giúp đỡ.
Mùa Giáng Sinh là mùa của những bất ngờ. Bất ngờ của một Thiên Chúa hoà thân làm người. Bất ngờ của một Thiên Chúa giáng hạ trong hang súc vật. Bất ngờ của sữ việc những người nghèo hèn nhất trong xã hội đã nhận ra Tin Mừng. Bất ngờ của những người dân ngoại tìm đến triều bái Vua các vua. Nhưng điều khiến con người sẽ không bao giờ ngờ đến: đó là Đấng Thiên Chúa hoá thân làm người ấy lại từ đồng hoá với mỗi một con người sinh ra trên cõi đời này, nhất là những người bé mọn nhất trong xã hội. Ngài rà nói: tất cả những gì các người làm cho một trong những kẻ bé mọn nhất là các ngươi là cho chính Ta. Từ đây, người ta chỉ có thể gặp gỡ được Ngài qua tha nhân. Tất cả những gì người ta làm cho tha nhân là làm cho chính Ngài. Lễ dâng làm đẹp lòng Ngài nhất chính là những gì người ta trao tặng cho tha nhân,nhất là những người nghèo hèn túng thiếu hay bất cứ ai cần sự giúp đỡ.
7. 33 NĂM SAU
Với tựa đề “33 năm sau” một câu chuyện thuật lại như sau: “Những gì đã xảy ra cho đứa bé nam nào?”. Một trong Ba Vua đã đi triều bái vị vua Do Thái mới sinh tự hỏi. Suốt cuộc đời mình, nhưa vua không thể nào quên được cuộc hành trình cách đây khoảng 33 năm, một cuộc hành trình dõi theo ánh sáng sao lạ dẫn ông đến hang đá Bêlem.
Câu hỏi: “Liệu đứa bé ấy bây giờ có trị vì dân Israel không?”. Làm cho nhà vua bồn chồn đứng ngồi không yêu. Rồi chẳng dừng được, một lần nữa nhà vua quyết định lên đường đi đến Palestine. Tại Giêrusalem, những buậc bô lão còn nhớ đến những vì sao lạ, nhưng không ai biết gì đên đứa bé được sinh ra dưới điềm lạ ấy. Còn tại Bêlem mọi người được hỏi đều lắc đầu, ngoại trừ một cụ già cho nhà vua biết: Làm gì có ông Giêsu Bêlem, chỉ có ông Giêsu Nagiarét, một người nói phạm thượng tự xưng mình là Con Thiên Chúa, nên cách đây mấy tuần đã bị xử tử hình thập giá”.
thất vọng ê chề, nhà vua thẩn thờ nhập vào đoàn những người hành hương trở lại Giêrusalem, vào đúng ngày Lễ Ngũ Tuần. Chen lấn vào đoàn lũ đang mừng lễ Tạ Ơn sau mùa gặt, nhà vua chú ý đến một đám đông đang bu quanh một nhóm người. Tò mò ông lấn qua đám đông để đến gần và nghe có có kẻ nói: “Tường gì chứ lại gặp mấy tên say rượu nói tầm xàm”.
Nhưng tai nhà vua lại nghe một người trong nhóm nói tiếng nước mình và rõ ràng ông ta nói về ông Giêsu Nagiarét, người đã bị đóng đinh, nhưng đã được Thiên Chúa cho sống lại từ cõi chết. Như bị một sức mạnh vô hình thúc đẩy, nhà vua chen vào đám đông cất tiếng hỏi: “Vậy bây giờ ông Giêsu đó ở đâu?”. Đại diện nhóm người đứng ở giữa đám đông là Simon Phêrô trả lời: “Ngài đang ở giữa chúng tôi. Ngài đang ở trong chúng tôi. Chúng tôi là môi miệng, là tai mắt, là đôi tay, là đôi chân của Ngài”.
Trong lúc Phêrô đang nói, bỗng có một luồng gió thổi mạnh và hình lưỡi lửa một lần nữa đổ tràn xuống mọi người. Nhà vua bỗng thấy lại ánh sào Bê.em, nhưng lần này ánh sao ấy chia ra nhiều ánh sao khác rơi xuống mọi người. Trong tâm hồn, nhà vua chợt hiểu: Mỗi người phải trở thành hang đá Bêlem. Mỗi người phải trở nên máng cỏ nơi Đức Giêsu sinh ra và mỗi người phải mang Ngài đến cho mọi người xung quanh.
Câu chuyện trên nối liền ý nghĩa của lễ giáng sinh, mừng biến cố Ngôi Lời nhập thể với lễ tưởng niệm biến cố chúa thánh Thần Hiện Xuống. Đồng thời câu chuyện cũng nêu bật bổn phận của mọi người Kitô, là những kẻ phải trở nên tai mắt, trở thành môi miệng và chân tay của Đức Kitô để mang Tin Mừng của Ngài đến cho mọi người chúng ta gặp gỡ và cộng tác hằng ngày.
8. SỨ GIẢ HOÀ BÌNH
Thánh Phanxicô Assisi, vị sứ giả của hoà bình, không những đã có một tình bác ái cao độ đối với con người, ngài còn trải dài tình yêu thương ấy đến cả muôn vật, cỏ cây.
Cây cỏ gợi lại cho thánh nhân chính cây thập giá của Chúa Giêsu, do đó, thánh nhân cảm thấy thương tâm vô cùng mỗi khi có người hành hạ cây cỏ. Ngài nói với người làm vườn như sau: Anh hãy để lại một gốc vườn nguyên vẹn. Đừng sờ đến cây cỏ, hãy để cho chúng sinh sôi nảy nở và lớn lên, ngay cả cỏ dại và hoa dại.
Mỗi lần đi qua gốc vườn ấy, ngài bước đi nhẹ nhàng và cần thận để không sát hại bất cứ một loại sâu bọ, côn trùng nào.
Gặp người ta mang chiên và chim rừng ra chợ bán, ngài mua hết để rồi phóng sinh chúng.
Ngài nói với chim chóc như sau: “Hỡi những người anh em nhỏ bé của tôi, anh em phải ca ngợi Đấng Tạo Hoà hơn ai hết, vì Ngài đã ban cho anh em bộ lông đẹp, gọng hát hay cũng như lúa thóc anh em ăn thoả thuê mà không phải gieo vãi”.
Với chú chó sói, thánh nhân nhắn nhủ: “Anh sói ơi, anh quả thật đáng chết, vì anh đã cắn xé trẻ em. Anh hãy làm hoà với loài người. Từ nay, anh hãy ăn ở hiền lành và mọi người sẽ cung cấp đầy đủ cho anh”. Chú sói ấy đã cùng với thánh nhân lên tỉnh và trở thành người bạn thân của các trẻ em ở Gubbio.
Một con người có tâm hồn như thế quả thực xứng đáng được chọn làm sứ giả của hoà bình qua mọi thời đại. Năm 1979, Đức Gioan Phaolô II đã công bố thánh Phanxicô là quan thầy của những người khởi xướng phong trào bảo vệ môi sinh. Ngài nói trong phần mở đầu sứ điệp Hoà Bình năm 1990 như sau: “Ngày nay, con người mỗi lúc một ý thức rằng hoà bình của thế giới không những chỉ bị đe doạ vì cuộc chạy đua vũ trang,vì những xung đột giữa các vùng và những bất công liên tục giữa các dân tộc và quốc gia, nhưng còn bởi vì thiếu tôn trọng đối với thiên nhiên nữa”.
Đức Gioan Phaolô II đã nói đến việc bảo vệ và tôn trọng môi sinh như một nghĩa vụ luân lý.
Người Kitô nhận thức được nghĩa vụ ấy,bởi vì Thiên Chúa đã tạo dựng nên muôn vật tốt đẹp và để con người hưởng dụng một cách hợp lý. Trong phần kết thúc sứ điệp, Đức Thánh Cha sã nhắc đến thánh Phanxicô Assisi như mẫu gương của sự tôn trọng đối với thiên nhiên vạn vật. Thánh nhân đã mời gọi vạn vật dâng lời chúc tụng và thờ lạy Thiên Chúa. Trong sự bình an của Thiên Chúa, thánh nhân kiến tạo ngay cả sự hoà hợp với thiên nhiên và sự hoà hợp ấy cũng là điều kiện tiên quyết để được hoà bình với tha nhân.
9. CÁNH CỬA SỔ
Trong nhiều năm qua, cứ mỗi lần mùa Giáng sinh đến, một đài truyền hình bên Phi Luật Tân đều cho trình chiếu lại l phim ca vũ nhạc kịch mang tựa đề: “Tiếng âm nhạc”.
Trong cuốn phim, một nữ tập sinh thủ vai chính mang tên là Maria phải chạm trán với một quyết định quan trọng có thể thay đổi cả hướng đi của cuộc đời cô: Một là tiếp tục đường tu hai là chấp nhận đóng vai trò làm mẹ của 7 đứa bé mồ côi. Cô đã thốt lên một câu mang đầy ý nghĩa: “Khi Thiên Chúa đóng cửa chính, thì ở đâu đó trong gian nhà, Ngài luôn mở một cánh cửa sổ”.
Trong cuộc sống, hằng triệu người mang niềm tin Kitô hình như cũng phải đương đầu với những cửa chính bị đóng kín mang nhiều hình thức của: những thử thách, đàn áp, nghi kỵ,thất bại, bệnh tật vv… Nhưng họ luôn luôn có thể ngẩng cao đầu lên để thưa: “Amen”, một lời thưa,một câu nói biểu lộ niềm tin không bao giờ xao xuyến, lung lay bất cấp mọi nghịch cảnh.
Họ có thể so sánh với những vĩ nhân trên thế giới đã từng thực hiện được những kỳ công bất chấp những khó khăn có thể so sánh với những then cài:
– Họ giống như văn sĩ John Milton hoàn thành 2 tuyệt tác văn chương mang tựa đề là: “thiên đàng đã mất” và “thiên đàng được tìm lại”, trong lúc đã sống hoàn toàn trong đêm tối dày đặc, không thấy được một tia sáng mặt trời, không ngắm được các màu sắc sặc sỡ của một cánh hoa cũng như không thể thà hồn theo mộng trước những vẻ đẹp của thiên nhiên.
– Họ giống như nhạc sĩ Beethoven sáng tác những khúc nhạc đại hoà tấu xuất sắc nhất, kể cả đại khúc giao hưởng thứ 9, trong lúc ông đã không nghe được một tiếng chim hót,một tiếng suối chảy róc rách hay một tiếng khóc của trẻ thơ vì đôi tai ông bị điếc hoàn toàn.
“Khi ThIên Chúa đóng cảnh cửa chính, thì ở đâu đó trong gian nhà, Ngài luôn mở một cánh cửa sổ”.
Bước vào cuộc sống hằng ngày của năm mới, chúng ta, những người mang niềm tin Kitô, phải khám phá ra những cửa sô bé nhỏ Thiên Chúa luôn hé mở để giúp chúng ta thấy:
– Một tia sáng trong những vấn đề chúng ta tưởng là hoàn toàn đen tối.
– Một luồng gió mát trong những hoàn cảnh chúng ta tưởng là hoàn toàn ngột ngạt, khó thở.
– Một tia hy vọng trong những trường hợp chúng ta tưởng là hoàn toàn tuyệt vọng.
10. HẠT GIỐNG CỦA HY VỌNG
Văn hào Shakespeare của nước Anh đã nói rằng: liều thuốc duy nhất còn lại cho những người khốn khổ chính là niềm hy vọng. Bao lâu còn hy vọng, bấy lâu con người muốn tiếp tục sống.
Những người Mỹ tại một thành phố nọ thường truyền tụng cho nhau nghe câu chuyện nuôi nhiềm hy vọng của một gia đình nọ như sau: Có một đôi vợ chồng vừa yêu người cũng lại vừa yêu thiên nhiên. Ngoài năm đứa con ruột thịt ra, họ còn nhận thêm năm đứa con nuôi. Niềm vui chung của mọi người trong nhà là được săn sóc vườn hoa và các thứ cây cảnh trong nhà. Người vợ tưởng chừng như không bao giờ biết thế nào là đau khổ. Nhưng cả bấu trời như sụp xuống, vườn hoa trở thành hoang tàn, khi người chồng ngộ nạn, qua đời. Kể từ đó, người đàn bà không còn muốn ra khỏi nhà nữa. Thiếu bàn tay săn sóc của bà, ngôi vườn cũng mỗi lúc một tàn lụi.
Mùa đông đến càng làm cho ngày tháng càng thêm ảm đạm hơn. Thế nhưng, một bữa sáng nọ, người đàn bà bỗng nghe tiếng cười nói và cào xới trong ngôi vườn. Kéo tấm màn cửa sổ phòng ngủ lên, bà thấy các con của bà đang hì hục xới đất. Trước sự ngạc nhiên của bà, người con cả trong gia đình chỉ mỉm cười đáp: “Má sẽ biết khi mùa xuân đến”. Và nguyên một mùa đông, ngày nào các con của bà cũng ra ngôi vườn để xới đất.
Thế rồi khi mùa xuân đến, bao nhiêu hoa đẹp đều nở rộ trong vườn. Những hạt giống mà những người con đã âm thầm gieo vãi trong mùa đông nay thức giấc bừng dậy làm cho ngôi vườn trở thành tươi mát, sặc sỡ.
Cùng với hạt giống của các thứ hoa, những người con đã gieo vào lòng người mẹ một thứ hạt giống khác: đó là hạt giống của hy vọng. Chính niềm hy vọng đó đã đem người đàn bà trở lại cuộc sống và đánh tan mọi buồn phiền trong tâm hồn bà.
Câu chuyện trên đây có le cung chính là bức tranh của không biết bao nhiêu thăng trầm trong cuộc sống hiện tại của chúng ta. Có những ngày tháng, mọi sự xem chừng như vô vọng. Có những lúc mây mù của khổ đau bao phủ kín khiến chúng ta công còn thấy đâu là lối thoát. Chính trong những lúc đó, chúng ta hãy nhớ đến những hạt giống của niềm hy vọng. Thánh Phaolô đã viết trong thư gởi cho các tín hữu Rôma như sau: “Chinh trong niềm hy vọng mà chúng ta được cứu thoát. Chính trong niềm hy vọng đó, chúng ta hãy nhìn thấy sức sống đang chờ đợi chúng ta. Chính trong niềm hy vọng đó, chúng ta hãy nhìn thấy những hoa trái của những hạt giống mà chúng ta đã vất vả gieo vãi”.
Một người Hoà Lan và một người Mỹ bàn về ý nghĩa của là cờ của hai quốc gia. Người Hoà Lan phát biểu một cách mỉa mai như sau: là cở của chúng tôi có ba màu: đỏ, trắng, xanh. Chúng tôi tức giận đỏ cả người lên mỗi khi chúng tôi bàn đến thuế má. Chúng tôi run sợ đến trắng bệt cả người mỗi khi chúng tôi nhận được các thứ giấy thuế má và chúng tôi xanh như tàu lá sau khi đã trả hết các thứ thuế. Người Mỹ củng nói lên một cảm tưởng tương tự mỗi khi nhận được các thứ giấy đòi nợ, nhưng lại bảo rằng: bù lại, chúng tôi chỉ thấy toàn các thứ sao.
Sao trên bầu trời là biểu hiện của chính hiềm hy vọng. Bên kia những vất vả và thử thách,l bên kia những mất mát, bên kia những thất bại khổ đau, phải chăng người Kitô chúng ta lại không được mời gọi để thấy được những ngôi sao của niềm hy vọng.
11. KHO TÀNG ẨN GIẤU
Chúng ta có biết rằng trong cở thể của con người chúng ta, những yếu tố nhỏ nhất lại đóng vai trò quan trọng nhất không?
Lá lách của chúng ta chỉ tiết ra một lượng men rất nhỏ, nhưng rất cần thiết để giúp tiêu hoá chấp protin, chất béo trong thức ăn của chúng ta. Lượng dưỡng khí kết hợp với hồng huyết cầu để làm cho màu thành đỏ chỉ là một số lượng nhỏ. Tuyến não thuỳ nằm ở trong bọ não của chúng ta chỉ là một tuyến nhỏ nhưng vộ cùng cần thiết bởi vì nó tiết ra một kích thích tố cần thiết cho sự tăng trưởng của con người. Những âm ba được truyền đến màn nhỉ trong lỗ tai là nhờ ở ba đốt xương nhỏ li ti nằm giữa lỗ tai của chúng ta. Những tế bào hình nón nằm trong võng mô của đôi mắt là những trạm tiếp nhận ánh sáng nhờ đó chúng ta mới thấy được. Mỗi một tế bào trong cơ thể chúng ta chứa đựng những nhiềm thể mà chức năng chính là quyết định về sự di truyền hay phái tính của mỗi bào thai. Tất cả những cơ cấu nhỏ bé và ẩn tàng ấy đóng vai trò xem ra quan trong nhất trong sự sống và hoạt động của cơ thể con người.
Lại nữa, những tác nhân gây ra không biết bao nhiêu bệnh tật giết người cũng là những sinh vật nhỏ li ti mà mắt thường không thể nào trông thấy được. Phải chăng những cái nhỏ li ti nhất lại không là những cái chứa đựng nhiều sức mạnh nhất? Và phải chăng những công việc tầm thường vô danh nhất lại không là những công việc có giá trị nhất trong cuộc sống con người?
Có lẽ không phải do ngẫu nhiên hoặc vì chờ thời mà Con Thiên Chúa làm người,đã sống dẩn dật âm thầm trong 30 năm trước khi công khai đi rao giảng Tin Mừng cứu độ. 30 năm âm thầm ấy cũng có giá trị cứu rỗi như chính cái chết và sự phục sinh của Ngài. Với 30 năm âm thầm ấy, chúa Giêsu muốn nói với con người rằng tất cả mọi sinh hoạt trong cuộc sống con người,từ cái ăn, cái uống, cái ngủ nghỉ, tất cả đều được mặt cho một giá trị cao cả và trường cửu.
Sống một cách trọn vẹn, sống với tất cả niềm tin – tất cả những sinh hoạt tầm thường và nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống âm thầm, có khi độc điệu, buồn chán: đó chính là bí quyết để được hạnh phúc và bình an. Tất cả các vị thánh đều đi qua con đường nên thánh ấy.
12. TIÊN VÀN, HÃY TÌM KIẾM NƯỚC CHÚA
Năm 1923, tám nhà kinh doanh thành công nhất của Hoa Kỳ đã gặp gỡ nhau trong một khách sạn tại miền viễn tây. Họ trao đổi cho nhau những kinh nghiệm vễ kinh doanh và hình như muốn khẳng định câu châm ngôn thường tình của con người ở khắp mọi nơi là “Có tiền mua tiên cũng được”. Thế nhưng 25 năm sau, những gì đã xảy đến cho tám nhà kinh doanh giàu có này?
Charles Schwab, giám đốc của một trong những công ty sắt lớn nhất tại Mỹ đã chết vì bị phá sản. Trong năm năm cuối cùng, ông đã sống nhờ vào đồng tiền vay mượn của người khác. Samuel Insull, giám đốc của một công ty chuyên sản xuất các vật dụng cần thiết trong nhà, phải bỏ nước ra đi và chết tha phương không một đồng xu dính túi. Howard Hopson, giám đốc của một hãng gas lớn nhất trở thành điên loạn. Arthur Cutten, chuyên xuất nhập cảng lúa mì, cũng chết ở nước ngoài không một đồng xu dính túi. Richard Whitney, giám đốc một phòng hối đoái lớn tại New York, vừa bình phục sau một thời gian dưỡng bệnh trong một nhà thương điên. Albert Fall, một nhân vật cấp cao trong chính phủ, vừa ra tù vì dính líu vào một vụ tham những. Người cuối cùng trong danh sách tám nhà kinh doanh thành công nhất của Hoa Kỳ khoảng thập niên 20 cũng tự kết liễu cuộc sống của mình.
Bức tranh trên đây không hẳn đã là số phận tất yếu của những người giàu có. Có biết bao niêu người giàu có đã có một cuộc sống an lành hạnh phúc? Tiền bạc của cải tự nó không phải là một điều xấu. Ai trong chúng ta cũng cần có tiền bạc của cải để sống xứng đáng với nhân phẩm. Sự túng thiếu bần cùng là một sự dữ mà Thiên Chúa không bao giờ muốn cho con cái ngài phải lâm vào.
Tuy nhiên,tiền bạc của cải vẫn luôn là con dao hai lưỡi. Nếu được sử dụng như một phương tiện, tiền bạc sẽ giúp chocon người sống xứng đáng với phẩm giá của mình hơn. Nếu trái lại, con người chạy theo tiền của như một cứu cánh trong đời người, nghĩa là con người có thể tôn thờ nó như thần tượng để quên đi tất cả những giá trị khác trong cuộc sống, thì lúc đó, sự phá sản về vật chất cũng như tinh thân là điều tất yếu với con người.
Khi kể lại dụ ngôn của người quản lý biết dùng tiền của để mua chuộc bạn bè, Chúa Giêsu muốn kéo chúng ta trở lại với chân lý nền tảng trong cuộc sống: hãy chuẩn bị cho cuộc sống mai hậu, hãy đầu tư tất cả cho cuộc sống vĩnh cửu. Hãy hướng tất cả mọi sự vào củng đích của cuộc sống. Hãy dùng tiền bạc, hãy cư xử thế nào để luôn có những người bạn luôn chờ đón ta trước cổng thiên đàng.
13. TIẾNG CHÓ SỦA
Những người có chức vụ và quyền hành trong bất cứ xã hội nào cũng thường bị chỉ trích và chống đối.
Có một nhà lãnh đạo quốc gia kia thường bị những người đối lập tấn công và thoá mạ một cách bất công, nhưng lúc nào ông ta cũng tỏ ra bình thản như không có gì xãy ra. Một hôm, có người bạn hỏi lý do tại sao ông có thể tỏ ra bình tĩnh được trước không biết bao nhiêu khiêu khích của người khác, ông đã giải thích như sau:
“tôi đã học được bí quyết giữ bình tĩnh ngay từ lúc nhỏ. Chúng tôi sống bên cạnh một người láng giềng có nuôi một con chó khó tính. Cứ mỗi lần trăng tròn, con chó lại sủa một cách giận dữ vô căn cứ, có khi cơn sủa của nó kéo dài đến cả tiếng đồng hồ. Tất cả những người xung quanh đều tỏ ra bực bội đối với con vật khó tính ấy, chỉ trừ có người chủ của hó. Ông không bao giờ tỏ ra bực bội,bởi ì ông ta là một người điếc.
Tất cả bí quyết của tôi nằm ở đó. Trăng sáng, con chó sủa. Một lúc sau, nó lại mỏi mệt và thôi sủa mặc dù trăng vẫn cứ sáng”.
Kiên nhẫn chịu đựng thường bị xem như một thể hiện của tính thụ động, tiêu cực. Có người còn gọi đó là nhân đức của người nghèo. Thế nhưng,trong cuộc sống, nhất là trong hoàn cảnh hiện tại, có lẽ chúng ta cần đến nhân đức này hơn bao giờ hết.
Thiên Chúa là Đấng kiên nhẫn. Kiên nhẫn vẫn là nét đặc thù trong công trình sáng tạo của Ngài. Chúng ta có biết rằng trái đất của chúng ta có bao nhiêu tuổi chưa? Các nhà địa chất nói với chúng ta rằng trái đất đã được cấu tạo qua từng thời kỳ kéo dài đến cả triệu triệu năm. Địa chất học quả thực là môn học về sự kiên nhẫn của Thượng Đế. Thiên Chúa luôn tỏ ra kiên nhẫn đối với con người. Toàn bộ Cựu Ước là một quyển ký lục về những nhẫn nhục chịu đựng của Thiên Chúa đối với sự yếu đuối, khờ dại cũng như hung bạo của con người. Ngài phải chờ đợi đến cả trăm năm để cho lụt hồng thuỷ trút xuống trên con người. Ngài chờ đợi đến cả 10 năm mới trừng phạt vua Saolô.
Tân Ước lại càng cho chúng ta cảm nhận được bằng xương thịt tình yêu thương nhẫn nhục,chịu đựng của Thiên Chúa. Chúng ta hãy chiêm ngắm sự nhẫn nhục của Chúa Giêsu đối với các môn đệ, đối với kẻ thù của Ngài và nhất là đối với đám đông nghèo khổ, lạc lỏng. Nhưng nhất là giữa những đau khổ, bách hại mà chính bản thân mình gánh chịu, Chúa Giêsu chỉ biết giữ thinh lặng, thinh lặng không phải của căm hờn, oán trách mà là của yêu mến, tha thứ cho đến cùng.
14.XUỐNG ĐƯỜNG
Thông thường hai chữ “xuống đường” gợi lên cho chúng ta hình ảnh của những chống đối, biểu tình, đôi khi mang tính cách bạo động trong đường phố. Nhưng cũng có những trường hợp người ta “xuống đường” là để gặp gỡ,cảm thông với người khác, nhất là những người không nhà không cửa, nhưng người sống bên lề đường, những người bị đẩy ra bên lề xã hội cách này hay cách khác: Đó là trường hợp “xuống đường” của một số giáo dân thuộc xứ Saint Leu Gilles thuộc quận 16 của thủ đô Paris Pháp quốc.
Từ 8 năm qua, một số giáo dân thuộc giáo xứ trên đây đã tụ họp lại để thành lập một hiệp hội có tên là “Giải phóng kẻ bị giam cầm”. Thật ra đây không phải là một chương trình xã hội quy tụ các nhà giáo, các cán sự xã hội để săn sóc cho những người đầu đường xó chợ, mà chỉ là một nhóm nhỏ gồm những tín hữu chỉ muốn xuống đường, ra khỏi 4 bức tường nhà thờ hoặc mái ấm gia đình để đến gặp gỡ, trò chuyện với những người đứng đường như các cô gái điếm, những người nghiện ngập. Mục đích duy nhất của những gặp gỡ này chính là thiết lập tình thân hữu với những người mà ai cũng ghét bỏ.
Một thanh niên thường xuyên đến gặp gỡ với các cô gái điếm ở đường Saint đã giải thích như sau: “Trước mặt Chúa, chúng ta cũng giống như những cô gái điếm đứng đường, nhưng chúng ta biết rằng Chúa yêu thương chúng ta bên kia tất cả những hành động đĩ điếm của húng ta. Các cô gáii điếm đánh động lương tâm đang ngủ yên của chúng ta. Họ mời gọi chúng ta hãy tự đặt vào trong cái nhìn của Chúa và đừng bao giờ kết án ai”.
Mục đích của những người xuống đường trên đây không hẳn là thuyết phục những người lầm đường lạc lối ăn năn hối cải và quay về với chính lộ. Tất cả cố gắng của họ chỉ là nói với các cô gái điếm, những người nghiện ngập, những kẻ lang thang đầu đường xó chợ rằng: Thiên Chúa là Tình Yêu, Thiên Chúa yêu thương tất cả mọi người. Để bày tỏ sứ điệp ấy, những người làm công tác tông đồ này chỉ có mỗi một động tác là lắng nghe, hỏi han, với tất cả yêu thương và cảm thông.
Nếu có một thứ hoán cải, thì chính những người trong xã hội phải là những người đầu tiên hoán cải: hoán cải trong thái độ sống đối với người khác, hoán cải trong cái nhìn đối với người khác. Chúa Giêsu đã từng nói: Các cô gái điếm sẽ vào Nước Chúa trước các ngươi. Phải chăng, khi xuống đường đến với người khác, những người bị bỏ rơi trong xã hội, chính chúng ta không là những người được cải hoá cho Tin Mừng?
15. BÌNH AN CHO CÁC CON
Có lần người ta hỏi đại thi hào Dante của nước Italia rằng: Đâu là điều mà ông mong mỏi và tìm kiếm nhất trong cuộc sống. Bậc vĩ nhân đã trả lời như sau: “Tôi vẫn luôn đi tìm kiếm điều mà bất cứ ai cũng tìm kiếm: đó là sự bình an”.
Đó là điều mà chúng ta vẫn cầu xin cho người quá cố: Trên bia mộ nào, chúng ta cũng l uôn ghi lời cầu xin: xin cho họ được an nghỉ nghìn thu. Phải chăng trong cuộc sống tại thế này, chúng ta sẽ không bao giờ tìm được hoà bình và an nghỉ? Trong những phút giây cuối đời, Chúa Giêsu đã hứa hẹn với chúng ta: “Ta ban bình an cho các con. Ta ban thứ bình an mà thế giới không thể ban tặng cho các con”.
Thế giới của chúng ta dường như chưa bao giờ được hưởng những giây phút thái bình thực sự. Hoà bình chỉ là những khoảnh khắc tạm bợ đầy những rình rập của chiến tranh và lo sợ.
Trước Chúa Kitô 600 năm tại Rôma, một đền thờ đã được xây lên để kính nhớ thần Janus, vị thần mà người ta đã lấy tên để đặt cho tháng đầu tiên trong năm. Theo ước mong của toàn dân trong đế quốc Lamã, đền thờ này chỉ được mở cửa trong thời bình. Trong vòng 600 năm ấy, dường như các cửa của đền thờ này chỉ được mở trong ba giai đoạn ngắn ngủi. Cánh cửa Hoà Bình dường như đóng mãi đối với con người ở mọi thời đại. Thời đại nào thế giới vẫn mong đợi hoà bình, thời đại nào con người cũng mong đợi hoà bình. Khát vọng của hoà bình ăn rễ sâu trong lòng người, ngay cả những người suốt đời chỉ gieo rắc chiến tranh và đau thương cho người khác. Chúng ta yêu thích khung cảnh tịch mịch thư thái, chúng ta ngây ngất trước ánh bình minh tươi sáng, chúng ta vui thoả trước buổi chiều tà êm ả, chúng ta yêu thích những cánh hoa tươi mát vv… Chúng ta thán phục những con người luôn tỏ ra bình thản trước những hoàn cảnh xáo trộn. Chúng ta đi tìm những tư tưởng an bình, những dòng nhạc êm dịu, những con người hiền lành.
Chúa Giêsu đã nói đến hai chữ bình an không biết bao nhiêu lần. Ngày Ngài sinh hạ, các thiên thần loan báo sứ điệp của bình an. Ngài là Vua của những người xây dựng hoà bình.
Thánh Phaolô luôn mở đầu và chấm dứt các lá thư của ngài bằng những lời cầu chúc bình an nồng nhiệt nhất.
16. GIẤC MƠ CỦA MẸ TÊRÊXA CALCUTTA
Mẹ Têrêxa Calcutta, người được giải thưởng Nobel Hoà Bình năm 1979 và là sáng lập viên của dòng Nữ Tử thừa sai Bác ái chuyên phục vụ ngươi nghèo và hấp hối, đã kể lại ơn gọi phục vụ của Mẹ trong một lá thư viết từ Calcutta như sau:
“Trong những ngày đầu khi mới khởi sự làm việc cho những người cùng khổ nhát trong vùng ngoại ô, tôi bị sốt liệt giường. Trong cơn mê sảng, tôi bỗng thấy mình được trình diện trước mặt thánh Phêrô, người giữ cửa thiên đàng. Nhưng thánh Phêrô chặn lại không cho tôi vào thiên đàng. Ngài nói như sau: “Không để để cho một người thuộc khu ổ chuột được vào thiên đàng. Thiên đàng không có nơi cùng khổ”.
Tôi mới tức giận nói với ngài như sau: “Thế ư? Vậy thì con sẽ làm mọi cách để làm cho thiên đàng đầy dẫy dân cư của các khu ổ chuột và lúc đó, ngài bị bắt buộc sẽ để cho con vào thiên đàng”.
Tội nghiệp thánh Phêrô. Kể từ sau giấc mơ ấy, Mẹ Têrêxa và các nữ tu của Mẹ đã không để cho ngài được ở yên phút nào. Không biết bao nhiêu người cùng khổ và cô đơn đã qua đời trong vòng tay ôm ấp của Mẹ và các nữ tu. Thiên đàng đã trở thành nơi cư trú của những người cùng khổ.
Giai thoại trên đây của Mẹ Têrêxa Calcutta như muốn nói lên một chây lý: không ai nên thánh một mình, không ai lên thiên đàng một mình.
Đức Cha Fulton Sheen, vĩ diễn giả nổi tiếng trên các đài truyền thanh và tuyền hình tại Hoa Kỳ, đã có lần phát biểu như sau: “Không ai trong chúng ta có thể vào thiên đàng, nếu ở đó không có ai nói với chúng ta: chính tôi đã giúp đỡ để bạn được vào thiên đàng”.
Ai cũng có thể là một trợ giúp để đưa chúng ta vào cửa thiên đàng. Họ có thể là những người cùng khổ mà chúng ta chia tay để san sẻ, để giúp đỡ. Họ củng có thể là những người cách này hay cách khác làm cho cúng ta đau khổ. Nhưng ưu tiên hơn cả vẫn là những ngời chúng ta cố gắng làm cho hạnh phúc. Chính những người đó là kẻ giúp đỡ chúng ta được vào thiên đàng. Nhưng thiên đàng không đợi chở ở đời sau. Hạnh phúc cũng không chỉ dành lại cho đời sau: thiên đàng và hạnh phúc có thể đến với chúng ta ngay từ cõi đời này. Và thiên đàng và hạnh phúc ấy là gì nếu không phải là mỗi lần chúng ta cố gắng làm cho người khác được hạnh phúc.
17. CỨ ĐỂ YÊN NHƯ THẾ
Trong một tác phẩm có tựa đề “Quyền Phúc Âm thứ 5”, một tác giả người Italia là ông Mario Pomilio có tưởng tượng ra một mẩu chuyện như sau: Sau thời kỳ bách hại tại Roma, các tín hữu bắt đầu xây cất nhà thờ. Đâu đâu người ta cũng thấy mọc lên nhà thờ. Tên của Đức Mẹ và các thánh được đặt cho các nhà thờ. Nhưng người ta vẫn chưa thấy có nhà thờ nào mang tên của Ngôi Lời. Thấy thế thánh gioan mới đến báo cáo với Chúa Giêsu. Chúa Giêsu bèn ra lệnh cho thánh Phêrô khởi công xây cất một nhà thờ dâng kính cho Ngôi Lời.
Con người đã có một thời được mệnh danh là người xây dựng vĩ đãi của Giáo Hội mới đi rảo khắp nơi để thu tập vật tư. Thánh Matthêô đã cung cấp đá. Thánh Marcô mang vôi đến. Thánh Luca tặng những cây trụ lớn, còn thánh Gioan thì cúng đá cẩm thạch để làm bàn thờ và vàng để làm nhà tạm.
Với tất cả những vật liệu cần thiết,thánh Phêrô hớn hở bắt tay vào việc xây cất. Nhưng thời gian trôi qua, công sức đã tiêu hao quá nhiều mà ngời thợ xây Phêrô mới chỉ hoàn tất được việc đặt nền móng cho ngôi nhà thờ. Thấm mệt, vị thủ lãnh các tông đồn mới cầu xin Chúa: “Lạy Chúa, xin ban thêm cho con đủ sức để hoàn thành ngôi nhà thờ”.
Chúa Giêsu mới trả lời: “Cứ để yên như thế. Ngươi hãy nhớ rằng cứ mỗi người đi ngang qua công tình này đều có thể mang đến một viên gạch, một ít vôi để xây tường và thế hệ này qua thế hệ khác, những cột trụ đền thờ sẽ được dựng lên”.
Có hai sự kiện xem ra tương phản nhau: tại Tây phương, nhiều nhà thờ bị đóng cửa hoặc đem ra bán đấu giá, vì giáo dân không đủ cấp số hoặc không còn người lui tới nhà thờ. Trong khi đó thì tại Việt Nam, nhu cầu sửa chữa hoặc xây nhà thờ mới mỗi ngày gia tăng. Có thể có hai quan niệm sống đạo đàng sau hai sự kiện ấy. Nhiều người Tây phương cho rằng sống đạo là sống công bình và bác ái, chứ không nhất thiết phải đến nhà thờ. Trong khi đó thì có người lại trách cứ rằng nhiều người Việt Nam chỉ giữ đạo hình thức, họ thích biểu dương tôn giáo, họ thích rước sách, họ đọc linh làu làu, họ siêng năng đến nhà thờ, nhưng họ xem thường những đòi hỏi của Công Bình và Bác Ái.
Kỳ thực, giữ đạo trong nhà thờ mà không sống đạo bên ngoài nhà thờ là một thiếu sót, nếu không muốn nói là một thái độ giả hình mà Chúa Giêsu đã lên án gắt gao. Nhưng sống công bình và bác ái mà không múc lấy sức sống từ việc gặp gở Chúa nơi nhà thờ cũng là một thiếu sót. Người Kitô hữu đích thực múc lấy sức sống từ Đức Kitô và diễn đạt sức sống ấy qua cuộc sống thường ngày. Có nhà thờ để cầu nguyện nhưng cũng có chợ đời để gặp gỡ chúa. Người Kitô hướng về trời cao, nhưng vẫn còn bám lấy cõi đất. Người Kitô đến nhà thờ, nhưng không phải để ở lại mãi trong nhà thờ, mà để quay trở lại cuộc sống. VÀ cuộc sống cũng sẽ trở nên cằn cỗi, nếu nó không được nuôi dưỡng bằng lương thực thần linh.
“Hãy trở nên những viên đá sống động”. Đó là ơn gọi của người Kitô chúng ta. Hãy trở thành những viên đá sống động không chỉ để xây dựng ngôi nhà thờ bằng gổ đá, nhưng là để xây dựng ngôi đền thờ của cuộc sống. Cuộc sống có trở thành đền thờ để gặp gỡ Chúa qua những gặp gỡ với tha nhân, qua những xây dựng hoà bình và yêu thương, thì đền thờ gỗ đá mới sống động.
18. TẤM GƯƠNG SỰ THẬT
Theo câu chuyện cổ tích của người Tây phương về cô Bạch Tuyết và 7 chú Lùn thì Sự Thật chiếu sáng và nói qua một tấm gương. Khi hoàng hậu, người kế mẫu của Bạch Tuyết nhìn vào tấm gương sự thật ấy để hỏi về mình, bà được trả lời như sau: “Thưa hoàng hậu, hòng hậu là người đẹp nhất hiện nay”. Mà quả thật, so sánh với những người đàn bà đương thời, bà ta là người đẹp nhất.
Nhưng, công chúa Bạch Tuyết mỗi ngày một lớn và trở nên xinh đẹp. Trắng như tuyết, đỏ như máu, đen như mun: ba màu sắc ấy kết hợp một cách hài hoà để mỗi ngày một gia tăng vẻ đẹp cho cô bé, dù chỉ mới lên 7t uổi. Ai cũng nhận thấy rằng cô đã vượt xa người kế mẫu về sắc đẹp.
Một hôm, hoàng hậu kế mẫu hỏi ý kiến của chiếc gương Sự Thật một lần nữa. Lân này, tấm gương đã trả lời: “thưa hoàng hậu, quả thực hoàng hậu là người xinh đẹp ít có ai sánh bằng. Nhưng hiện nay, công chúa Bạch Tuyết đã đẹp hơn hoàng hậu bội phần. Đây là điều mà không ai chối cãi được, 7 chú lùn cũng đã xác nhận điều đó”.
Người kế mẫu công muốn chấp nhận sự thật ấy. Bà không thể nào chấp nhận cho đứa con riêng của chồng được quyền đẹp hơn bà. Sự ganh ghét đã bắt đầu gậm nhấm tâm hồn bà để rồi bà chỉ còn có mỗi một ý nghĩa trong đầu: đó là loại bỏ người đối thủ tý hon của bà. Bà sai người cho thuốc độc vào một trái táo rồi mang đến cho Bạch Tuyết. Cô bé bị ngộ độc đã đi vào cõi chết, nhưng vẫn giữ nguyên nét đẹp trên gương mặt. Một hoàng tử đã say mê nhìn khuôn mặt bất động ấy. Chàng đã đặt lên môi Bạch Tuyết mộc hiếc hôn. Trái tạo độc rớt khỏi môi và Bạch Tuyết đã được hồi sinh. Người hoàng hậu kế mẫu nghe điều đó. Sự oán hận và ganh tức đã dồn lên khiến cho người đàn bà chết tốt.
Tấm gương Sự thật của chúng ta chính là Đức Kitô.
Philatô đã có lần hỏi Chúa Giêsu: Sự thật là gì?Chúa Giêsu đã không trả lời cho câu hỏi ấy. Nhưng hẳn những ngời môn đệ đã có lần nghe Chúa Giêsu tuyên bố “Ta là Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống” đều có thể trả lời cho câu hỏi ấy.
Chúa Giêsu không chỉ là Sự thật một cách trừu tượng, một cách trống rỗng, mà là sự thật của con người, đối với con người. Cũng chính Philatô, sau khi đã ra lệnh đánh đoàn Chúa Giêsu, đã đưa Người ra trước dân chúng và tuyên bố: “Này là người”. Này là Người, này là con người, hay đúng hơn là sự thật về con người. Chúa Giêsu đã để lộ tất cả con người của Ngài qua những vế thương trên người. Phải chăng con người chỉ để lộ nhân tính và tất cả những nét cao quí nhất của mình qua những lằn roi, qua những vết thương đau vì yêu thương, vì phục vụ?
Chúa Giêsu là tấm gương Sự thật của con người. Chỉ qua Đức Kitô, chúng ta mới có thể nhận diện được con người đích thực của chúng ta. Nhìn vào Đức Kitô, tội lỗi và những bất toàn của chúng ta sẽ hiện ra, nhưng hình ảnh cao quí được Thiên Chúa in trên mỗi người chúng ta cũng tỏ lộ.
19. BÀN CHÂN NĂM NGÓN
Một người thanh niên tên là Toni Melendez bỗng trở nên quen thuộc với nhiều người kể từ khi Đức Gioan Phaolô II đến viếng thăm tiểu ban Califonia Hoa Kỳ dạo mùa hè năm 1987. Nhiều người đã chứng kiến buổi lễ tiếp đón Đức thánh Cha hôm đó và khó quên hình ảnh vô cùng cảm động khi vị Giáo Hoàng bước xuống từ một lễ đài cao để ôm hôn một người thanh niên đang hát với tiếng đàn guitar của mình. Điều gì đã làm cho khung cảnh ấy trở nên khác lạ và giây phút ấy đã trở nên luyến nhớ cho nhiều người?
Toni là hiện thân của niềm hy vọng. Toni đã chào đời không có hai cánh tay. Nhưng Toni đã biết vận dụng những ngón chân của mình để học đàn guitar. Không những thế, anh còn dùng chân trong nhiều công việc khác như xếp quần áo, vắt một lý nước chanh.
Anh đã biết biến sự tàn tật kém may mắn của mình thành một khả năng thuần thục. Ngạc nhiên trước khả năng lạ lùng ấy của anh,nhiều người đã hỏi anh: “Bí quyết nào đã giúp anh chẳng những chấp nhận chính mình để sống bình thường mà còn xử dụng guitar một cách tuyệt diệu như thế?”. Anh trả lời như sau: “Tôi đã cầu nguyện: Lạy Chúa, xin nhận lấy con và dùng con theo thánh ý Chúa. Tôi đã tự hiến cho Chúa như một của lễ sống động và chúa đã nhậm lời tôi”.
Không ai trong cúng ta chọn lựa được sinh ra hay không sinh ra. Không ai trong chúng ta chọn lưa làm đàn ông hay làm đàn bà. Không ai trong chúng ta chọn lựa được làm người xinh đẹp hay xấu xí. thông minh hay ngu đần, khoẻ mạnh hay bệnh tật, giàu sang hay nghèo hèn. Dưới mặt người đời, mỗi ngươi chúng ta đến trong trần gian này với cả một định mệnh. Người ta vẫn nói: có người sinh ra đời một ngôi sao xấu, có người sinh ra dưới một ngôi sao tốt, có người kém may mắn.
Nhưng trong ánh mắt tình yêu của Thiên Chúa, thì số phận nào cũng là một hồng ân cao cả. Trong chương trình quan phòng của Ngài, mỗi người, dù nhỏ bé hèn mọn, dù tàn tật bất hạnh đến đâu, cũng đều đó một chỗ đứng. Do những bất trắc của thiên nhiên, hay do hậu quả tội lỗi, nhiều người phải sinh ra với tất cả một gánh nặng của bất hạnh. Nhưng Thiên Chúa không bao giờ bỏ cuộc vì những hư hỏng ấy, Ngài luôn có một chương trình cho mỗi người. Lắm khi chúng ta thấy được những kỳ diệu của Thiên Chúa được thể hiện qua chính những bất hạnh, mất mát của con người.
20. CHUYỆN MỘT KHU RỪNG
Một câu chuyện có thật đã được kể về nguồn gốc của một khu rừng như sau: Một ông lão người Pháp nọ, sau khi vợ qua đời, đã mang đứa con trai duy nhất của ông đến một vùng đất khô cằn nhất của miền Trung nước Pháp để lập nghiệp. Thật ra, người đàn ông chỉ muốn quên đi cái quá khứ khó khăn vất vả.
Vùng đất khô cằn nơi ông đặt chân đến chỉ còn vỏn vẹn năm ngôi làng nhỏ với rất ít dân cư sống trong những căn nhà siêu vẹo đổ nát. Đa số đã bỏ lên những thành phố lờn để tìm công ăn việc làm. Ông lão trện 60 tuổi đưa mắt nhìn khung cảnh xung quanh và đi đến kết luận: Nếu không có cây cối, chỉ trong vòng một thời gian ngắn, cả vùng này sẽ trở thành sa mạc hoang tàn. Sau khi đã dọn chỗ cho đàn cừu và một số gia súc khác, ông lão bắt đầu đi bộ dọc theo các lối đi và nhặt từng hạt dẻ. Ông lựa những hạt tốt để riêng và ngâm ào nước. Khi mặt trời vừa lên, ông dùng một thanh sắt nhọn moi những lỗ nhỏ và đặt cứ mỗi lỗ một hạt dẻ.
Ngày ngày như thế, trong liên tiếp 3 năm, ông lão đã trồng được tất cả 100 ngàn cây dẻ con. Ông hy vọng rằng ít nhất 10 ngàn cây còn sống sót. Ông cũng hy vọng rằng Chúa sẽ cho ông được sống thêm vài năm nữa để làm cho xong công tác trồng cây này.
Ông qua đời năm 1947, hưởng họ 89 tuổi. Từ những hạt dẻ ông đã cặm cụi mọi từng lổ bỏ vào, nay nước Pháp đã có được một trong những khu rừng đẹp nhất thế giới. Tong ba khóm rừng mỗi khoám dài 11 cây số, rộng 3 cây số, những cây dẻ xanh tươi cao lớn đã có mặt để giữ nước mưa, làm cho cây cối xung quanh được xanh tươi và biến khu đồi kho cằn ngày xưa thành những dòng suối róc rách. Chim chóc đã trở lại. Sự sống cũng chớm nở. Dân chúng từ từ trở lại các ngôi làng cũ để xây nhà và làm lại cuộc đời.
Sức sống của thiên nhiên thường giúp con người bớt cô đơn. Đồng ruộng, cây cỏ xanh tươi, tiếng chim ca hót thường khơi dậy hiềm vui sống trong lòng ngừi. Đó là lý do khiến cho những người sống ở thôn dã dễ có tâm hồn thanh thản và lạc quan vui sống hơn người thành thị.
Lớn lên ở thôn dã, chứng kiến cảnh gieo trồng của người nông dân, Chúa Giêsu đã mượn những hình ảnh của những sinh hoạt thôn dã ấy để nói về Nước Trời. Người gieo trồng nào cũng có niềm tin và sự lạc quan. Gieo hạt giống vào lòng đất là đặt tất cả niềm tin tưởng phó thác của mình vào thiên nhiên. Có hạt rơi xuống đất tốt, có hạt rơi bên vệ đường, có hạt rơi trong bụi gai. Nhưng kết quả cuối cùng vẫn là vụ mùa tươit ốt. Có những hạt giống rơi vào đất tốt, có những hạt rơi bên vệ đường, có nhữn hạt rơi vào giữa bụi gai. Có những kết quả trông thấy,có những âm thầm đau khổ, có những bách hại dữ dội, nhưng cuối cùng Giáo Hội của Đức Kitô vẫn tồn tại và sinh được nhiều hoa trái của niềm hy vọng.
21. CHIẾC KHĂN TAY VẤY MỰC
Ruskin là một nghệ sĩ, phê bình nghệ thuật kiêm xã hội học người Anh sống vào cuối thế kỷ thứ 19.
Một hôm, có một người đàn bà quí phái mang đến cho ông xem một chiếc khăn tay đắt tiền đã bị vấy mực. Bà ta xuýt xoa tiếc rẻ vì chiếc khăn tay đã hoàn toàn mất giá trị của nó.
Ruskin không nói gì, ông chỉ xin cho ông mượn chiếc khăn tay trong một này. Ngày hôm sau, ông trao lại chiếc khăn tay cho người đàn bà mà cũng không nói một lời nào. Nhưng khi trải chiếc khăn tay ra, người đàn bà hết sức ngạc nhiên, bởi vì từ một vết mực trong góc của chiếc khăn, nhà nghệ sĩ đã biến thành một bức tranh tuyện mỹ.
Chiếc khăn tay có vấy mực tưởng đã bị vứt đi, nay đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật để đời.
Những người có niềm tin vào cuộc sống không bao giờ bỏ cuộc trước những thất bại.Họ luôn biết biến những thất bại ây thành khởi đầu của một thành công vĩ đại hơn.
Người có niềm tin vào Thiên Chúa cũng luôn nhìn vào thất bại, rủi ro, đau khổ trong cuộc sống như cơ may của một ân phúc cao cả và dồi dào hơn.
Dạo tháng 6/1990, mục sư Anh giáo Michael Lapsley, người Zimbabwe bên Phi châu, vì là mục sư tuyên uý của tổ chức cốc đại Châu phi bao gồm các lực lượng tranh đấu cho quyền lợi của người da đen Nam phi, đã bị quên khủng bố đặt chất nổ khiến ông bị cụt hai tay, mù một mắt và hỏng lỗ tai. Trong một tuyên ngôn công bố sau đó, ông đã viết như sau: “Họ đã lấy mất đôi tay của tôi. Nhưng gôi không buồn, bởi vì tôi không dùng đên võ khí để cần phải có đôi tay. Họ đã lấy mất một phần đôi mắt của tôi và thính giác của tôi, nhưng tôi vẫn còn có thể dâng hiến lời nói để tiếp tục rao giảng một cách xác tín và mạnh mẽ hơn”.
Người ta vẫn thường nói: yêu là chết đi trong lòng mộ ít. Tình yêu đích thực luôn luôn đòi hỏi hy sinh, mất mát. Nhưng chỉ có đôi mắt tình yêu mới nhận ra giá trị của những mất mát ấy.
Qua cái chết trên thập giá như một tiêu hao hoàn toàn, Chúa Giêsu đã bày tỏ tình yêu của Thiên Chúa cho nhân loại. Ánh sáng của tình yêu đã chiếu sáng qua sự mất mát ấy. Qua những hao mòn trong từng ngày của cuộc sống Mẹ Maria, tình yêu của Thiên Chúa cũng được tiếp tục bày tỏ. Có cái chết độc ác, tức tưởi của Chúa Giêsu trên thập giá, thì cũng có cái chết âm thầm từng ngày của Mẹ Maria. Ngày này, tình yêu của Thiên Chúa cũng cần có những mất mát, hao mòn khác của người Kitô để được tiếp tục bày tỏ cho con người, bởi vì sứ mệnh của người Kitô chính là bổ túc cho những gì còn thiếu sót trong cuộc tử nạn của Đức Kitô.
22. NGƯỜI HÀNH KHẤT QUẢNG ĐẠI
Bangladesh là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Dĩ nhiên, trong một nước nghèo, thì hành khất vẫn là nghề thịnh hành nhất. Một nhà truyền giáo đã thuật lại một trường hợp hành khất lạ ùng như sau:
Sau một ngày làm việc nặng nhọc, một người đàn ông nọ đi về nhà mình không ngòi một phương tiện nào khác hơn là đôi chân. Người đàn ông dừng lại dưới một bóng cây và thiếp ngủ. Dáng vẻ của ông tiều tuỵ đến độ người qua lại lầm ông với một người hành khất. Không ai bảo ai, kẻ qua người lại đều dừng lại và b ỏ vào chiếc mũ của ông vài đồng xu nhỏ. Không mấy chốc, chiếc mũ cũ kỹ đây tiền.
Vừa thức giấc, người đàn ông ngạc nhiên trước sự quảng đại của khách qua đường. Ông đếm từng đồng xu nhỏ: số tiền còn lớn hơn cả một ngày công của ông. Người đàn ông mỉm cười về nghề hành khất bất đắc dĩ của mình. Chợt nhìn thấy xung quanh mình có nhiều người hành khất đui mù tàn tật, người đàn ông lặng lẽ đi đến từng người và chia đều cho họ số tiền ông đã thu được và tiếp tục đoạn đường còn lại.
Adam Smith, kinh tế gia nổi tiếng của Tô Cách Lan vào thế kỷ thứ 18 đã nói một dâu mà K. Marx đã lặp lại trong một tác phẩm của ông. Câu nói đó là: “Một nước giàu có là một nước trong đó có nhiều người nghèo”. Câu định nghĩa về sự phồn thịnh ấy vừa nói lên sự nghèo đói về mặt tinh thần mà những người sống trong một nước giàu có thể cảm nghiệm được, nó cũng nói lên những bất công xã hội mà những người nghèo trong một nước giàu phải gánh chịu.
Bần cùng thường sinh ra đạo tặc. Những nước nghèo là những nước có nhiều tệ đoan xã hội. Tuy nhiên, cũng chính trong cảnh nghèo ây, người ta thường gặp được nhiều tấm lòng vàng. Cảnh nghèo có thể đưa con người đến chỗ giành giựt xâu xé, nhưng cũng có thể khiến cho con người dễ cảm thông với người khác và san sẻ quảng đại hơn. Nhưng dĩ nhiên, chỉ có những ai có tinh thần khó nghèo đích thực mới hiểu được giá trị của cảnh nghèo và sự thôi thúc của lòng quảng đại. “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó”. Chúa Giêsu để lại cho chúng ta điều khoản cơ bản ấy của hiến chương Nước Trời. Có khó nghèo thực sự, con người mới cân lường được sự chóng qua của tiền của vật chất. Có khó nghèo thực sự, con người mới có thể mở mắt để nhìn thấy cảnh nghèo xung quanh. Có khó nghèo thực sự, con người mới dễ cảm thông và mở rộng quả tim và lòng bàn tay để trao ban.
23. CHÚA GIÊSU ĐI XEM ĐÁ BÓNG
Một linh mục Ấn Độ chuyên về huấn luyện tu đức là cha Anthony de Mello đã tưởng tượng ra một câu chuyện như sau: Chúa Giêsu than phiền là ngài chưa được một lần tham dự một trận túc cầu. Chúng tôi bèn đưa ngài đi xem một trận đấu rất gay go giữa một đội Tin Lành và một đội Công Giáo.Đội Công giáo làm bàn trước một không. Chúa Giêsu vỗ tay hoan hô và tung cả mũ lên trời. Vài phút sau, đội Tin lành lại làm bàn. Lần nảy, Chúa Giêsu cũng vỗ tay reo hò và tung mũ lên trời.
Một khán giả ngồi bên cạnh lấy làm khó chịu về thái độ của Chúa Giêsu. Ông ta lấy tay đập lên vai Ngài rồi hỏi: “Ê ông bạn, ông bạn ủng hộ bên nào vậy”. Xem chưng như vẫn còn bị khích động bởi trận đấu, Chúa Giêsu trả lời: “Tôi hả? tôi không ủng hộ bên nào cả. Tôi đến đây là chỉ để thưởng thức trận đấu thôi”. Người khán giả khó chịu về thái độ của Chúa Giêsu, nay lại càng bực bội hơn. Ông quay sang người bên cạnh và nói nhỏ: “Hắn là một tên vô thần”.
Trên đường về nhà, chúng tôi chất vấn Chúa Giêsu về tình hình tôn giáo trên thế giới. Chúng tôi nói với Ngài: “Thưa Chúa, những con người có tôn giáo thật là buồn cười. Họ tửng rằng Thiên Chúa chỉ đứng riêng về phía họ và nghịch lại với những người thuộc tôn giáo khác”.
Chúa Giêsu gật đầu tỏ vẻ ưng ý, Ngài nói: “Đó là lý do tại sao ta không ủng hộ tôn giáo mà chỉ ủng hộ con người. Con người quan trọng hơn tôn giáo. Con người trọng hơn ngày Sabbat. Chúng con nên biết là chính những người có tôn giáo đã treo Ta lên thập giá”.
Câu chuyện tưởng tượng trên đây cho chúng ta thấy rằng một trong những vết thương lớn nhất của nhân loại trải qua mọi thời đại đó là thái độ bất khoan dung đưa đến nhựng cuộc chiến tranh tôn giáo. Con người ai cũng bị cám dỗ nhân danh Thượng Đế, thần minh và hệ tư tưởng của mình để triệt hạ, để loại trừ, để bách hại người khác. Kỳ thực, có tôn giáo nào mà không dạy sự khoan dung, lòng nhân từ đối với mọi người?
Chúa Giêsu đến để mạc khải cho chúng ta một Thiên Chúa là Cha của mọi người. Ngài là Đấng làm cho mặt trời mọc lên cho người lành cũng như kẻ dữ. Ngài yêu thương những kẻ nhận biết và yêu mến Ngài cũng như những kẻ chối bỏ và thù ghét Ngài. Ngài muốn chúng ta yêu thương nhau như anh em cùng một gia đình. Thiên Chúa mà Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta là Đấng mà người ta cũng sẽ chối bỏ nếu người ta khước từ chính anh em đồng loại của mình. Thiên Chúa mà Chúa Giêsu mạc khải là Đấng mà người ta cũng sẽ xúc phạm nếu xúc phạm đến con người.
24. HÃY TRIỆT HẠ THẬP GIÁ
Gilbert Keith Chesterton, một văn sĩ công giáo người Anh, qua đời năm 1936, đã mô tả thảm hoạ của vô thần trong một quyển tiểu thuyết mang tựa đề “Bầu trời và thập giá”. Một giáo sư vô thần tên là Lucifer được ông cho ngồn bên cạnh một tu sĩ tên là Michel trên một chuyến máy bay xuyên qua Anh quốc.
Khi máy bay đi qua London, giáo sư Lucifer bỗng nhìn thấy thập giá trên tháp chuông nhà thờ chính toà. Không tự chế được, ông đã thốt lên lời sỉ vả đối với Kitô giáo. Vị tu sĩ mới xin phép kể câu chuyện như sau: “tôi cũng biết có một người thù ghét thập giá như ông. Bất cứ nơi nào có thập giá, ông ta cũng tìm đủ mọi cách để triệt hạ cho bằng được. Bao nhiêu tác phẩm nghệ thuật có hình thập giá, ông đều xé nát. Ngày cả chiếc thập giá bằng vàng trên cổ người vợ, ông cũng tìm cách giành giựt để kéo ra khỏi người bà. Ông nói rằng thập giá là một biểu trưng của sự độc ác dã man, hoàn toàn đối nghịch với niềm vui, với cuộc sống.
Ngày nọ, không còn chịu đựng nổi hình thủ của thập giá nữa, ông đã leo lên tháp chuông nhà thờ của giáo xứ, tháo gũ thập giá và ném cuống đất. Sự thù hận đối với thập tía không mấy chốc đã biến thành điên loạn… Một buổi chiều mùa hè nóng bức nọ, ông đứng tựa vào một balcon gỗ, miệng phì phà khói thuốc. Bỗng chốc, ông thấy nguyên chiếc balcon gỗ biến thành một đạo binh thánh giá. Rồi trước mặt, đằng sau lưng ông, nơi nào cũng có thập giá. Hoa cả mắt lên, ông cầm chiếc gậy trên tay để đánh đổ tất cả những cây thập giá. Vào trong nhà, bất cứ những gì làm bằng gỗ cũng được ông nhìn thấy với hình thừ của thập giá. Không còn dùng gậy để đạp đổ nữa, người đàn ông đành phải dùng đến lửa mới may ra tiêu diệt được thập giá. Ngọn lửa bốc cháy thiêu rụi căn nhà. Ngày hôm sau, người ta tìm thấy xác của người đàn ông đáng thương trong dòng sông bên cạnh nhà.
Câu kết luận mà văn sĩ đã đặt trên môi miệng vị tu sĩ là: “Nếu bạn bắt đầu bẻ gãy thập giá, bạn sẽ không chóng thì chày phá huỷ chính cái thế giới có thể sống được này”. Với cái chết của Đức Kitô, thập giá trở thành biểu trưng của một sự chiến thắng: đó là chiến thắng của tình yêu trên hận thù. Nơi náo có thập giá, nơi đó con người còn tin ở sức mạnh của tình yêu. Đạp đổ thánh giá có nghĩa là nâng cao hận thù chết chóc lên cao và chối bỏ tình yêu. Một thế giới không có tình yêu là một thế giới của chết chóc. Bất cứ một con người có lý luận bình thường nào cũng đều xó thể thấy được điều đó.
Ngày nay, con ngươi vẫn còn tiếp tục chối bỏ và chà đạp thập giá. Không cần phải leo lên tháp chuông nhà thờ để có thể triệt hạ thập giá, hình thù của thập giá, dấu chỉ của tình yêu, đã được vẽ trên mỗi một con người. Xúc phạm đến con người cách này hay cách khác cũng là một triệt hạ thập giá rồi.
25. THÁNH PHAOLÔ TRỞ LẠI
Hôm nay, Giáo Hội tưởng niệm biến cố trởi lại của thánh Phaolô.
Theo sách Công vụ các sứ đồ, quyển sử ký ghi lại giai đoạn tiên khởi của Giáo Hội, Saolê, tên gọi Do Thái của Phaolô, là một thanh niên thông thái và đầy nhiệt huyết đối với đạo. Vừa thụ huấn xong với một thầy Rabbi nổi tiếng trong nước, Saolê xung phong đi săn lùng những người môn đệ của Đức Kitô mà anh cho là bè phái đi ngược lại với đạo giáo.
Một hôm, đang trên đường đi Damascô để lùng bắt các môn đệ của Chúa Giêsu, anh đã bị một luồng sáng đánh quật té xuống khỏi ngựa và từ trong ánh sáng ấy, anh đã nhận ra tiếng nói của Chúa Giêsu: “Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt hại”.
Từ đó, sự hăng say bách hại các Kitô hữu đã biến thành lòng nhiệt thành phụng sự Giáo Hội của Đức Kitô. Thiên Chúa đã sử dụng Phaolô làm khí cụ truyền giảng Tin Mừng cho dân ngoại, tức là các dân tộc ở ngoài Do Thái giáo.
Cuộc trở lại của thánh Phaolô đã đánh dấu một khúc quanh quan trọng nhất trong lịch sử của Giáo Hội tiên khởi. Tin Mừng không chỉ giới hạn trong ranh giới của Do Thái cũng như lề luật Maisen. Tin Mừng không còn là một nối dài của Do Thái giáo, nhưng chính là một tôn giáo mới cho mọi dân tộc mọi văn hoá.
Giáo Hội tưởng niệm biến cố trở lại của thánh Phaolô như cao điểm của tuần lễ cầu cho hiệp nhất. Nơi thánh Phaolô, con người đã dám vượt ra khỏi ranh giới của dân tộc, của đạo giáo của mình, để tuyên bố: hãy trở thành Hy Lạp với người Hy Lạp, Lamã với người Lamã, nô lệ với người nô lệ. Giáo Hội nhận ra kiểu mẫu đích thực của hiệp nhất. Sự hiệp nhất chỉ có thể thực hiện được, nếu mỗi người môn đệ của Chúa Giêsu có đủ can đảm ra khỏi chính mình. Phải chăng đó không là đòi hỏi đầu tiên của sự trở lại?
Theo từ điển tiếng Việt của nhà xuất bản Khoa học xã hội, “trở lại” nghĩa là về nơi mình ra đi.
Nơi mình đã xuất phát, nơi mình đã ra đi đối với người Kitô chúng ta là gì nếu không phải là Thiên Chúa. Như vậy, trở lại chính là quay trở về với Thiên Chúa.
Sự quay trở lại ấy đòi hỏi một sự từ bỏ tận căn và một thái độ sẵn sàng tuyệt đối.Chúng ta hãy đọc lại cuộc trởi lại của thánh Phaolô: Phaolô là một người thanh niên hăng say với lý tưởng. Lý tưởng của anh chính là phụng sự Chúa hết mình bằng cách tiêu diệt những kẻ mà anh cho là tà đạo. Nhưng trong phút chốc, lần ngã ngựa đau điếng cả người hôm đó đã buộc anh phải xoay chiều hoàn toàn: những gì anh cho là tà đạo trước kia nay anh phải xem là chính đạo. Phaolô phải quay ngược đường trở lại. Từ bõ tất cả những gì mình hằng ôm ấp từ trước đến nay, từ bỏ con đương mình đang đi, Phaolô đã trở thành một khí cụ mềm nhũn trong tay Chúa.
Ra khỏi chính mình, từ bỏ chính mình để trở thành khí cụ trong tay Chúa: đó là đặc điểm của sự trở lại trong Kitô giáo chúng ta.
Sự trở lại đó không chỉ là sự quay về với Chúa của những người không tín ngưỡng, của những người từ một Giáo Hội khác, nhưng là đòi hỏi từng ngày của người Kitô. Mỗi lúc một đến gần với cùng đích của chúng ta là chính Chúa: đó là lý tưởng của người Kitô chúng ta.
Càng đến gần với Chúa, càng sẵn sàng trở nên khí cụ của Chúa, chúng ta càng đến gần với tha nhân.
Xin thánh Phaolô mà chúng ta tưởng niệm biến cố trở lại hôm nay, giúp chúng ta hiểu được sự trở lại đích thực mà người Kitô chúng ta phải đeo đuổi mỗi ngày.
26. QUỐC KHÁNH CỦA AUSTRALIA
Hôm nay 26/1 là ngày quốc khánh của người Australia.
Ngày 26/1/1788, lá cờ của nước Anh lần đầu tiên được cắm lên trên lãnh thổ Australia, đánh dấu đợt định cư đầu tiên của 730 người. 730 cựu tù nhân này đã được coi như là thuỷ tổ của đa số người dân Australia ngày nay.
Đối với chính phủ Anh thời bấy giờ, việc lưu đày các tù nhân qua một vùng đất xa lạ là một biện pháp giúp giải quyết vấn đề ứ động tại các nhà tù trong nước. Nhưng đối với 730 người dân đầu tiên của Australia này, thì đây là cơ hội để làm lại cuộc đời. Dù muốn dù không, người dân Australia chính hiệu ngày nay không thể phủ nhận được sự kiện là quốc gia của họ đã được khai sinh do những con người mà xã hội muốn xua đuổi cho rảnh tay.
Ngày nay, Australia được xếp vào hạng những nước tiên tiến về mọi mặt. Nhưng có lẽ họ không thể quên được công ơn xây dựng của cha ông họ, dù tung tích của họ có là một quá khứ xấu xa đến đâu.
Câu chuyện lập quốc của nước Australia có thể giúp chúng ta hiểu được phần nào hai chữ quan phòng trong Kitô giáo của chúng ta. Lời của thánh Phaolô là một xác quyết về sự quan phòng ấy: nơ nào tội lỗi càng nhiều, nơi đó Thiên Chúa càng ban ơn dồi dào.
Lịch sử của dân Israel và lịch sử ơn cứu rỗi cũng cho chúng ta thấy một chuỗi những vấp ngã của con người mà một chuỗi những can thiệp kỳ diệu của Thiên Chúa. Mỗi lần con người phạm tội là mỗi lần Thiên Chúa ban ơn như một khởi điểm cho một công trình mới tốt đẹp hơn.
Hôm nay Giáo Hội kính nhớ hai thánh Timôtê và Titô, hai người con tinh thần và cộng sự viên gần gũi của thánh Phaolô mà chúng ta tưởng niệm biến cố trở lại ngày hôm qua.
Cũng giống như thánh Phaolô, Timôtê mang hai giòng máu Hylạp và Do Thái. Do Thái xem ngài như một đứa con ngoại hôn. Nhưng cái tư thế bị uồng rãy đó đã khiến cho Timôtê trở thành gạch nối giữa Tin Mừng và văn minh của những dân tộc ở ngoài Do Thái giáo. Trong 15 năm sát cánh bên cạnh thánh Phaolô để phục vụ các cộng đoàn, nhất là cộng đoàn Êphêsô, Timôtê đã để lại một mẫu gương hy sinh, nhẫn nhục và bác ái cao độ.
Cũng giống như Phaolô và Timôtê, Titô cũng đến từ thế giới dân ngoại. Ngài cũng được Chúa sử dụng để loan báo tình thương của Ngài cho mọi tạo vật.
Ôn lại cuộc đời của ba vị thánh thuộc thế giới dân ngoại này, chúng ta thấy tác động lạ ùng của ơn Chúa. Mọi người, dù thấp hèn đến đâu, cũng đều có một chỗ đứng trong chương trình cứu rỗi của Chúa. Mọi người đều có thể là trung gian nhờ đó ơn Chúa được thông ban cho người khác. Thế giới không được cứu rỗi nhờ những gì chúng ta làm, mà nhờ chính những gì Thiên Chúa thực hiện qua cuộc sống của chúng ta.
27. ỐNG ĐIỆN THOẠI SỐNG
Xã hội càng văn minh, kỹ thuật càng tân tiến, thì người già càng bị ngược đãi. Tại Roma chẳng hạn, với khoảng 3 triệu dân cư, người ta ước tính có đến trên sáu trăm ngàn người già. Chỉ có một số nhỏ được săn sóc đàng hoàng, đa phần phải trải qua một trong những thử thách lớn nhất của tuổi già là cô đơn và nhiều sự ngược đãi khác.
Từ bao lâu nay, các tu sĩ thuộc cộng đoàn thánh Egidio đã dấn thân một cách đặc biệt trong việc bảo vệ quyền lợi của người già. Nay, cộng đồng còn đưa ra một sáng kiến mới gọi là “cú điện thoại chống lại bạo động và bênh vực quyền lợi của người già”. Với sáng kiến này, cộng đồng đã thiết lập một đường dây điện thoại đặc biệt nhằm giúp cho những người già đang sống một mình hoặc bà con thân thuộc của họ có thể liên lạc để xin trợ giúp trong bất cứ nhu cầu nào. Túc trực điện thoại trên đường day này là 60 nhân viên, tất cả đều đã từng có kinh nghiệm trong nhiều ngành khác nhau như luật pháp, cán sự xã hội, ý tá, nói chung trong mọ lãnh vực có liên quan đến các vấn đề của người già.
Qua sáng kiến trợ giúp trên đây, nhiều người già cả đã ý thức hơn về quyền lợi của họ cũng như tìm được nhiều an ủi đỡ nâng qua chính những người chỉ túc trực ở điện thoại để lắng nghe.
Một tác giả đã viết về sự cô đơn như sau: “Cô đơn là cho đi mà không có người nhận, muốn nhận mà chẳng có ai cho. Cô đơn là chờ đợi, mà cái mình chờ chẳng bao giờ đến. Như hai bờ sông nhìn nhau mà vẫn cách biệt. Không phải cách biệt của không gian mà là cách biệt của cõi lòng. Bởi đó, vợ cô đơn bên hồng, con cái cô đơn bên cha mẹ. Càng gần nhau mà vẫn cách biệt thì nỗi cô đơn càng cay nghiệt mà vẫn phải gần nhau thì lại càng cô đơn hơn. Tôi cô đơn khi gôi bị vây bọc bởi những con sông thờ ơ, những mây mù ảm đạm. Tôi có thể cô đơn vì tôi không đến với những người khác…”.
Những dòng trên đây như muốn nói lên một sự thật: ai trong chúng ta cũng đều có thể rơi vào cô đơn. Trong bất cứ tuổi tác nào, trong bất cứ địa vị nào trong xã hội, ai cũng có thể làm mồi cho cô đơn. Liều thuốc để ra khỏi sự cô đơn, chính là ra khỏi chính mình để làm cho người khác bớt cô đơn. Xã hội sẽ được ấm tình người hơn nếu mỗi người đều biết ra khỏi cái vỏ ích kỷ hẹp hòi của mình để đến với người khác, để trở thành một đường dây điện thoại sống cho người khác.
28. NHÂN VÔ THẬP TOÀN
Theo một cổ truyện của ngời Hồi giáo, thì Nasruddin là hiện thân của những người độc thân khó tính. Trong một buổi trà dư tửu hậu, khi được hỏi về lý do tại sao ông không bao giờ lập gia đình. Nasruddin đã giải thích như sau: “Suốt cả tuổi thanh niên, tôi đã dành trọn thời giờ để tìm kiếm người đàn bà hoàn hảo. Tại Cairo, thủ đô của Ai Cập, tôi đã gặp một người đàn bà vừa đẹp vừa thông minh, với đôi mắt đen ngời như hạt oliu. Đẹp và thông minh, nhưng người đàn bà này không có vẻ dịu hiền chút nào. Tôi đành bỏ Cairo để đi Baghdaa, thủ đô Iraq, để may tìm ra người đàn bà lý tưởng tôi hằng mơ ước. Tại đây, tôi đã tìm thấy một người đàm bà hoàn toàn như tôi mong muốn, nghĩa là nàng vừa đẹp, vừa thông minh và cũng có tấm lòng quảng đại nữa. Nhưng chỉ có điều là hai chúng tôi không bao giờ có thể đồng quan điểm với nhau về bất cứ điều gì.
Hết người đàn bà này đến người đàn bà khác: người được điều này, người thiếu điều kia. Tôi tưởng mình sẽ không bao giờ tìm được người đàn bà lý tưởng cho cuộc đời. Thế rồi, một hôm tôi gặp được nàng, người đàn bà cuối cùng trong cuộc tìm kiếm của tôi. Nàng kết hợp tất cả những đức tính mà tôi hằng mong muốn, nghĩa là nàng vừa đẹp, vừa thông minh, vừa quảng đại tử tế. Nàng đúng là người đàn bà hoàn hảo.
Nhưng cuối cùng, tôi đành phải quyết ở độc thân suốt đời. Các bạn có biết tại sao không? Nàng cũng đang đi tìm một người đàn ông hoàn hảo. Và tôi đã được nàng chấm như một người đàn ông còn quá nhiều thiếu sót.
Người đàn ông suốt đời độc thân trong câu chuyện trên đây đã quên một trong những qui luật cơ bản nhất của cuộc sống: đó là luật thích nghi. Thay vì bắt người khác và cuộc sống phải thích nghi với chúng ta, chính chúng ta phải là người thích nghi với người khác và cuộc sống. Người đàn ông trong câu chuyện đã tìm được người đàn bà lý tưởng, nhưng chỉ tiếc rằng ông chưa biết trở thành người đàn ông lý tương để có thể ăn đời ở kiếp với người đàn bà.
Tâm lý thông minh của con người là thích đòi hỏi người khác hơn là đòi hỏi chính mình. Chúng ta đòi hỏi người khác phải thế này thế nọ với chúng ta, nhưng chúng ta quên rằng chúng ta chưa là những gì người khác cũng trông chờ nơi chúng ta.
Chúa Giêsu đã đề ra cho chúng ta khuôn vàng thước ngọc để xử sự trong cuộc sống: “Những gì ngươi không muốn người khác làm cho ngươi, thì ngươi cũng đừng làm điều đó cho người khác”. Nếu chúng ta không muốn ai đối xử bất công với chúng ta, chúng ta hãy sống công bình. Nếu chúng ta không muốn ai cư xử hẹp hòi ích kỷ với chúng ta, chúng ta hãy sống quảng đại, độ lượng. Nếu chúng ta không muốn người khác cau có với chúng ta, chúng ta hãy luôn mang bộ mặt của vui tươi, phấn khởi đến với người.
29. ĐỨNG NÚI NÀY TRÔNG NÚI NỌ
Một tác giả nọ đã kể một câu chuyện ngụ ngôn về con lửa, con rùa và một con ruồi mà tuổi thọ chỉ vỏn vẹn một ngày như sau: Nhận thấy kiếp sống của mình quá vắn vỏi, con ruồi đã than thân trách phận như sau: “Nếu tôi có được nhiều thì giờ hơn, thì có lẽ mọi sự sẽ dễ dàng hơn. Các bạn cứ nghĩ xem: chỉ trong 24 tiếng đồng hồ, tôi phải sinh ra, phải lớn lên, phải học hỏi kinh nghiệm, phải vui hưởng cuộc sống, phải đau khổ, phải già rồi cuối cùng phải chết? Tất cả chỉ diễn ra trong 24 tiếng đồng hồ”.
Con lừa quanh năm ngày tháng chỉ bị đày đoạ trong những việc nặng nhọc thì lại than vãn: “Giả như tôi chỉ có 24 tiếng đồng hồ để sinh ra, để sống thì có lẽ tôi sẽ hạnh phúc hơn, bởi vì cái gì tôi cũng nếm thử được một chút và cái gì tôi cũng chỉ phải chịu đựng trong một khoảnh khắc”.
Đến lượt con rùa, nó phát biểu như sau: “Tôi không hiểu được các bạn. Tôi đã sống được 3 trăm năm, nhưng tôi vẫn không thấy đủ giờ để kể hết những kinh nghiệm tôi đã trải qua được. Khi được 2 trăm tuổi, tôi chỉ ước mơ được chết cho xong. Tôi thương hại chú ruồi, nhưng tôi lại ghen với ông bạn lừa”.
Sau khi đã kể cho nhau nghe kinh nghiệm sống của mình, xem chừng như không có ai cảm thấy thoả mãn về kiếp sống của mình. Người thì than phiền sống quá ngắn, người thì ngán ngẫm vì sống quá lâu. Cuối cùng, ba chú mới rủ nhau đến vấn kế con nhện, vì con nhện vốn được xem là con vật khôn ngoan. Sau khi nghe mọi lời kể lể, con nhện mới dõng dạc ban cho mỗi con một lời khuyên. Với con rùa, nó nói như sau: “Hỡi lãi già rùa, đừng than phiền nữa. Hỏi thử có ai được giàu kinh nghiệm cho bằng lão chưa?”.
Quay sang con ruồi, con nhện ra lệnh: “Hỡi chú ruồi, chú cũng đừng than thân trách phận nữa. Hỏi thử có ai có nhều trò vui cho bằng chú không?”.
Với chú lừa, thì xem ra lời cảnh cáo của con nhện có vẻ nặng nề hơn cả: “Còn đối với ông bạn lừa, tôi không có lời khuyên nào cho ông bạn cả. Ông bạn là người bất mãn suốt đời. Ông bạn vừa muốn được sống lạu như lão rùa lại vừa muốn sống ngắn ngủi như chú ruồi. Trời nào có thể làm vừa lòng chú”.
Câu chuyện ngụ ngôn trên đây có thể nói lên sự bất mãn thường xuyên trong tâm hồn của con người. Thất bại hay thành công, nghèo hèn hay sang trọng, dốt nát hay thôn minh, bệnh tật hay khoẻ khoắn, xem chừng như không bao giờ con người cảm thấy hoàn toàn hài lòng với chính mình, với người khác và với cuộc sống. Con người dễ dàng đứng ở núi này nhìn sang núi nọ. Tựu trung, có lẽ sự bất mãn là biểu hiệu của một thiếu sót lớn lao trong tâm hồn con người: đó là thiếu sót tình yêu. Có tình yêu, người ta sẽ không còn bất mãn. Có tình yêu, xem chừng người ta cũng không màng đến thời gian. Một tác giả nào đó đã nói: “Thời gian quá chậm đối với những kẻ chờ đợi và sợ hãi. Thời gian lại quá dài đối với những kẻ than phiền. Nhưng với những người đang yêu, thì thời gian không còn nữa”.
Phải chăng tình yêu không là liều thuốc để chữa trĩ căn bệnh bất mãn trong lòng người? Có chấp nhận chính mình, có yêu thương chính mình, chúng ga sẽ không còn phải than thân trách phận nữa. Có yêu thương tha nhân, chúng ta sẽ thấy được tha nhân là nguồn hạnh phúc của mình. Có yêu đời, chúng ta mới thấy đời dễ thương.
30. TÌNH YÊU LÀ SỨC MẠNH VẠN NĂNG
Ngày 30 tháng giêng cách đây đúng 40 năm, Mahatma Gandhi,người cha già của dân tộc Ấn Độ đã vĩnh viễn ngã gục sau mấy nhát gươm của một thanh niên Ấn giáo quá khích.
Hôm đó,như thương lệ, Gandhi được hai người cháu dìu đi cầu nguyện. Cả một đám đông đang đi theo đằng sau ngài. Bỗng nhiên, một thanh niên từ trong đám đông sấn tới đâm bổ vào người của vị cha già dân tộc. Ba nhát gươm đâm xới xả vào một thân thể khô gầy vì không biết bao nhiêu hy sinh cho đất nước.
Thinh lặng bao trùm lấy đám đông. Người ta chỉ còn nghe được hai tiếng từ miệng của vị thánh “Rama, Rama” nghĩa là “Chúa ơi, Chúa ơi”. Với một cố gắng cuối cùng, ngài giơ hai tay lên,đan lại trong một cử chỉ cầu nguyện và tha thứ, rồi ngã gục.
Người thanh niên Ấn giáo quá khích đã sát hại Gandhi vì anh không thể chấp nhận được sự kiện Gandhi bày tỏ lòng quảng đại yêu thương ngay cả với những người Hồi giáo.
400 triệu người Ấn độ đã than khóc và để tang cho vị cha già của dân tộc. Không khí buồn thảm cũng bao trùm khắp thế giới. Mọi người đều cảm nhận rằng ngày hôm đó trái đất trở nên cằn cỗi, nghèo nàn hơn, bởi vì đã mất đi một người con vĩ đại, một người con đã lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập cho tổ quốc mà không hề dùng đến khí giới của bạo động và hận thù. Chính ngài đã từng nói: tình yêu là sức mạnh khiêm tốn nhất, nhưng cũng là sức mạnh vạn năng mà thế giới đang có.
Tình yêu là sức mạnh khiêm tốn nhất, nhưng cũng là sức mạnh vạn năng mà thế giới đang có trong tay.
Chiến tranh và không biết bao nhiêu vấn đề mà thế giới ngày nay đang phải giải quyết, dường như thế giới chỉ muốn giải quyết bằng bạo động, bằng vũ khí giết người. Sức mạnh vặn năng và thế giới đang có trong tay là tình yêu, chỉ có một số ít người đang dùng đến.
Mục sư Luther King, người da đen, đã sử dụng khí giới của tình yêu. Ông đã ngã gục, nhưng hằng triệu người da đen đã được đứng lên làm người như người da trắng. Giám mục Desmond Tutu, người Nam Phi da đen cũng đang đi theo vết chân của Gandhi và Luther King. Mẹ Têrêxa thành Calcutta cũng đang dùng khí giới của tình thương để cho những người không nhà không cửa, những người hấp hối đầu đường xó chợ được sống và chết như những con người.
Tất cả những mẫu gương trên đây chỉ là những phản ảnh của một tình yêu trọn vẹn hơn, đó là tình yêu của Đấng đã chịu chết cho người mình yêu. Chính Ngài đã nói: “Khi nào Ta chịu treo lên khỏi đất, Ta sẽ kéo tất cả mọi người về với Ta”.
Người Kitô chúng ta đang ở trong sức kéo ây. Ngài đã cho chúng ta được sát nhập vào Thân Thể của Ngài và truyền cho cho chúng ta chính sức sống của Ngài. Người Kitô chỉ có thể là người Kitô khi họ sống bằng chính sức sống và tình yêu của Ngài.
31. KỲ QUAN CỦA THẾ KỶ 19
Ngày 31/1 cách đây đúng một thế kỷ, thế giới mất đi một người mà ông Rattazzi, thủ thướng nước Itaila thời bấy giờ, nổi tiếng là người chống báng Giáo Hội, đã phải thốt lên: “Ngài là kỳ quan vĩ đại nhất của thế kỷ thứ 19. Cả nước Pháp đã suy tôn Ngài như một vị thánh Vinh Sơn đệ Phaolô của thế kỷ”. Con người đó chính là thánh Don Bosco.
Thánh nhân chào đời năm 1815 tại miền Piemonte, thuộc mạn Bắc nước Italia. Mẹ ngài là bà Magarita mong ước cho ngài được làm linh mục. Nhưng bà dặn dò con mình: “Mẹ đã sinh ra trong nghèo khó, mẹ đã sống trong nghèo khó, mẽ cũng muốn chết trong nghèo khó. Nếu con muốn làm linh mục để được giàu có, mẹ sẽ không bao giờ bén mảng đến với con”.
Don Bosco đã thực hiện lời khuyên của Mẹ. Không những ngài đã sống nghèo, nhưng chỉ sống với người nghèo, nhất là các trẻ em nghèo. Ngài đi khắp hang cùng ngõ hẻm, thu nhặt những trẻ em lang thang đầu đường xó chợ.
Nếu mãi đến năm 1848, Karl Marx mới đưa ra tuyên ngôn kêu gọi giới công nhân đứng lên, đoàn kết để tranh đấu cho quyền lợi của họ, thì trước đó, Don Bosco cũng đã tranh đấu cho giới công nhân rồi.
Thời của thánh nhân, kỹ nghệ mới phát triển, nhiều vấn đề xã họi được đặt ra. Thánh nhân chủ trương không chỉ mang lại cho giới trẻ một nền giáo dục về mặt tinh thần hay tu đức, mà còn giúp cho giới trẻ khi ra đời có được một nghề nghiệp trong tay. Thánh Don Bosco đã được xem như là cha đẻ của những trường huấn nghệ ngày nay.
Phương pháp sư phạm được thánh nhân đề ra nhắm đế sự đề phòng, hơn là trừng phạt. Thay vì sửa trị những sai trái, tốt hơn là đề phòng để những sai trái không xảy ra. Trong tất cả mọi sự, tình thương và sự dịu dàng là cơ sở cho tất cả mọi cư xử của thánh Don Bosco.
Hiền lành và vui vẻ là hai nhân đức trỗi vượt trong sự thánh thiện của thánh Don Bosco. Với sự hiền lành đầy cảm thông, thánh nhân nhìn mọi người bằng chính cái nhìn của Chúa Giêsu. Cái nhìn đó muốn nói với tội nhân hay bất cứ một tâm hồn xấu xa nào rằng: “Bạn có một giá trị cao cả. Thiên Chúa vẫn tiếp tục yêu thương bạn. Bạn đừng ngã lòng”.
Đi đôi với sự hiền lành là vui vẻ. Châm ngôn của thánh Don Bosco chính là: phụng sự Chúa trong vui tươi. Sự vui vẻ của thánh Don Bosco là liều thuốc hữu hiệu nhất cho thời đại đầy phiền muộn và chán nản của chúng ta. Niềm vui của thánh nhân xuất phát từ một xác tín cơ bản trong Kitô giáo của chúng ta: thiên Chúa là Tình Yêu. Do đó những người được thiên chúa yêu thương không thể nào buồn thảm được.
Sứ điệp của thánh don Bosco vẫn luôn hợp thời, nhất là trong hoàn cảnh hiện tại của chúng ta. Giữa một xã hội mà tương quan con người được xây dựng trên thù hận, nghi kỵ, bon chen, giành giựt, lừa đảo. Thánh Don Bosco nói với chúng ta rằng: con người vẫn còn đáng thương yêu, vẫn còn đáng tôn trọng và tin tưởng.
Giữa một xã hội mà sự buồn thảm đang ngự trị, thánh nhân muốn đem lại cho chúng ta nụ cười của lạc quan. Nụ cười lạc quan đó chỉ có thể nở rộ khi con người còn tin tưởng ở tình yêu của Thiên Chúa. Giữa những mất mát từng ngày, thánh Don Bosco mời gọi chúng ta hãy tìm kiếm lại mọi sự trong tình thương của Chúa.