SUY NIỆM LẼ SỐNG – THÁNG 12
1. MANG NẶNG ĐẺ ĐAU
Trong tờ thông tin liên lạc của một giáo xứ no, người ta đọc thấy ở trang bìa của số ra tháng 12 như sau: Mùa Vọng là mùa của thai nghén.
Có lẽ chỉ có những người đàn bà đã hơn một lần kinh qua thười kỳ thai nghén và sinh nở mới có thể giúp chúng ta hiểu được thế nào là 9 tháng 10 mang nặng đẻ đau… Trong 9 tháng 10 ngày, ngoài những nôn mửa không ngừng, người đàn bà mang thai thường phải trải qua nhiều tâm trạng khác nhau của vui buồn lẫn lộn…
Vui vì sự sống và niềm hy vọng đang lớn dần trong tâm hồn và thể xác của mình, người đàn bà mang thai cũng lo sợ vì những bất ngờ không lường trước được. Những đột biến trong người cũng khiến cho người đàn bà mang thai cảm nhận được sự mỏng dòn, yếu đuối của con người. Tất cả mọi cử động, chế độ dinh dưỡng đều được cân nhắc cẩn thận để không phương hại đến bào thai… Có nên tiếp tục đi nhanh như trước kia không? Có được hút một điếu thuốc như trước không? Có nên dùng cà phê không? Có nên dùng một chút bia rượu không? Có nên thức khuya không?… Tất cả đều được cân nhắc từng ly từng tí.
Bào thai càng lớn dần, niềm vui và nỗi lo lắng cũng thăng thêm… Và khi đến ngày nở nhuỵ khai hoa,như Chúa Giêsu đã nhận xét, niềm vui của người đàn bà khoả lấp được tất cả những chờ đợi trong khi mang thai và những đớn đau trong khi sinh con.
Sự chào đời của hài nhi không những mang lại niềm vui, nhưng cũng đảo lộn cuộc sống trong gia đình. Đứa bé đã trở thành trung tâm của cuộc sống gia đình. Giờ giấc thay đổi, nhịp sống cũng thay đổi. Và có lẽ cái nhìn cũng đổi mới với mọi người trong nhà.
Mùa Vọng là mùa của thai nghén… Do tiếng thưa xin vâng đáp trả của đức tin, chúng ta cũng cưu mang chính Chúa. Như người đàn bà có thể cảm nhận được sự tăng trưởng của bào thai, chúng ta cũng có thể cảm nhận được sự hiện diện mỗi lúc một thêm thân mật và gần gũi của Chúa trong tâm hồn chúng ta.
Cũng như người đàn bà mang thai có thể nhận ra sự mỏng dòn yếu đuối của mình, với sự hiện diện của Chúa trong tâm hồn, chúng ta cũng cảm nhận sâu sắc hơn những bất toàn, khiếm khuyết và tội lỗi của chúng ta. Ý thức ấy cang mời gôi chúng ta bước đi trong từng cố gắng vươn cao hơn. Cũng như người đàn bà mang thai cân nhắc từng đường đi nước bước, từng cách ăn mặc đi đứng, người cưu mang Chúa cũng tập trung tất cả suy tư, hành động, cư xử của mình vào chính Chúa. Lẽ sống và động lực của người có niềm tin chính là Chúa…
Bào thai càng lớn lên thì sự quên mình của người mẹ càng gia tăng. Người cưu mang Chúa cũng thế. Thánh Gioan Tẩy Giả đã diễn tả đúng đòi hỏi ây khi Ngài nói về Chúa Giêsu:“Ngài phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại…”. Càng quên mình,người tín hữu Kitô càng cảm nhận được sự hiện diện của Chúa trong tâm hồn. Đó là định luật của đời sống đức tin. Chính khi quên mình, người Kitô cảm nhận được sự hiện diện của Chúa và càng gặp được chính mình…
Mùa Vọng là mùa của thai nghén: chúng ta hãy chuẩn bị cho Chúa Giêsu một máng cỏ trong tâm hồn chúng ta. Cũng như người đàn bà quên mình vì không biết bao nhiêu chuẩn bị cho con, chúng ta cũng hãy hướng trọn cuộc sống của chúng ta về với Chúa Giêsu. hãy để cho Ngài lớn lên bằng những nhỏ lại của chúng ta: nhỏ lại trong tham vọng, nhỏ lại trong những ước muốn bất chánh, nhỏ lại trong những đố kỵ, ghen ghét ích kỷ, nhỏ lại trong muôn vàn những đốn hèn, nhỏ nhặt trong cuộc sống… Và rồi, với Chúa ngự trị trong ta, tình mến sẽ lớn mãi trong trái tim.
2. MÒN MỎI ĐỢI TRÔNG
Ngày kia một hoàng đế nọ tập trung lại tất cả các nghệ sẽ trong mọi lãnh thổ của đế quốc, để tổ chức một cuộc thi đua. Đề tài của cuộc thi đua là: mô tả dung mạo của hoàng đế…
Các nghệ sĩ Ấn Độ đến với đầy đủ dụng cụ và các thứ đá hoa cương quí giá. Các nghệ sĩ người Armêni mang đến một thứ đất sét mà chỉ có họ mới biết được giá trị của nó. Những người Ai Cập thì mang đến đủ thứ dụng cụ và một khối cẩm thạch quí giá.
Sau cùng, người ta thấy xuất hiện một phái đoàn Hy Lạp. Mọi người đều ngạc nhiên, bởi vì họ chỉ mang đến vỏn vẹn một gói thuốc đánh bóng…
Người ta giam các nghệ sĩ vào trong các khu nội cấm trong cung điện. Khi thời hạn ấn định đã đến, hoàng đế cho trưng bày tất cả các tác phâm của các nghệ sĩ. Ông trầm trồ ca ngợi bức chân dung của chính mình do các hoạ sĩ Ấn độ vẽ. Sang đến các pho tượng của người Ai Cập và các mô hình của người Armêni, ông càng tỏ ra thán phục hơn.
sau cùng, khi đến gian hàng của người Hy Lạp, ông chỉ thấy vỏn vẹn bức tường bằng cẩm thạch của phòng khách, nhưng mặt tường được đánh bóng đến độ khi nhìn vào ông thấy nguyên khuôn mặt của mình hiện ra từng nét…
Và dĩ nhiên, phái đoàn đã đoạt giải chính là những người Hy Lạp, bởi vì họ đã hiểu rằng chỉ có hoàng đế mới hoạ được chính khuôn mặt của mình.
Hoạ lại khuôn mặt của Đức Kitô: đó là mục đích của Giáo Hội. Và nói như danh hoạ kiêm điêu khắc gia Michelangelo: “Để tạc một bức tượng, điều quan trọng chính là những gì phải được gọt bỏ”.
Muốn hoạ lại khuôn mặt của Đức Kitô, Giáo Hội phải đánh bóng bức tường khuôn mặt của mình bằng cách gọt bỏ, đục đẽo tất cả những gì còn sần sù, thừa thải…
Mùa vọng là mùa của mong đợi… Hai chữ mong đợi trong ngôn ngữ Việt Nam thường được đi kèm với hai chữ khác: mòn mõi. Mong đợi nào cung làm cho con người phải ra mòn mỏi. Nhưng chính sự hoa mòn đó càng làm cho giây phút gặp nhau thêm đậm đà, thắm thiết hơn.
Mùa Vọng là trường dạy chúng ta mong đợi. Đức Kitô đến với chúng ta ua từng biến cố, từng phút giây trong cuộc sống. ngài chỉ được nhận diện, Ngài chỉ được hoạ lên nguyên hình nếu chúng ta chấp nhận đánh bóng bức tường thành rông rêu hoặc sần sủ của con người chúng ta. Càng mòn mỏi, càng được gọt đẻo, chúng ta càng thấy được Đức Kitô và càng hoạ lại được Đức Kitô cho người khác…
Thật ra, không phải chúng ta là ngời hoạ lại khuôn mặt của Đức Kitô, mà chính Ngài đến với chúng ta với những đường nét mà chỉ có Ngài mới biết đích thực là của ngài. Bổn phận của người Kitô chính là chấp nhận cho Đức Kitô dùng con người của mình để nhìn thấy khuôn mặt của Ngài. Phiến đá cẩm thạch của con người chúng ta càng bóng láng, gương mặt của Đức Kitô càng hiện rõ…
3. GIÁC NGỘ
“Lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào được ích gì?…” Lời thách thức này của Tin Mừng đã khiến cho một vị giáo sư trẻ tuổi bỏ một tương lai đầy hứa hẹn, bỏ tất cả để chỉ còn đeo đuổi một mục đích duy nhất trong cuộc đời: sự sống đời đời của chính mình và của người đồng loại.
Vị giáo sư trẻ tuổi đó chính là thánh Phanxicô Xaviê, bổn mạng của các xứ truyền giáo, mà hôm nay Giáo Hội kính nhớ… Chưa tròn 25 tuổi, Phanxicô đã nổi tiếng như một giáo sư triết học tài ba tại đại phọc Paris. Giữa lúc danh vọng đang đến, Phanxicô Xaviê đã nhận được những lời thách thức trên đây từ người bạn thân là Inhaxiô Loyola.
Không còn chống cưỡng lại với Lời Chúa, Phanxicô Xaviê đã đên Montmartre để cùng với Inhaxiô sống đời khó nghèo, khiết tịnh và phục vụ tông đồ, theo những chỉ dẫn của Đức Thánh Cha.
Năm 1537, nghĩa là 3 năm sau khi đã tuyên khấn, Phanxicô lãnh chức linh mục. Từ Italia, ngài sang Lisboa của Bồ Đào Nha để lên đường đi truyền giáo Ấn Độ. trong 10 năm ngắn ngủi, Phanxicô Xaviê đã rảo bước đi khắp nơi để đem Tin Mừng đến cho dân tộc Nhật Bản, Mã Lai và Ấn Độ. Cuộc sống của ngài là một chia sẻ cảm thông sâu xa với những ngời nghèo khổ nhất… Chưa đạt được giấc mơ đặt chân đến Trung Hoa và Việt Nam thánh nhân đã qua đời trong kiệt sức, tại một hải đảo cách Hồng Kông 100 cây số. Bị những người lái buôn Bồ Đào Nha bỏ rơi trên bãi cát, thánh nhân đã qua đời trong sự trơ trụi nghèo nàn.
Danh vọng, tiền tài, ngày cả sức khoẻ… tất cả đều được đốt cháy để tìm được niềm vui đích thực cho tâm hồn và mang niềm vui đó đến với mọi người: đó là sứ điệp mà thánh Phanxicô Xaviê đã để lại cho tất cả chúng ta…
“Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột…”. Có lẽ người ta thường dùng câu nói trên đây không những để nói lên tính cách tương đối của đau khổ, mà còn để nói lên ngay cả sự tương đối của hạnh phúc.
Sau những tháng năm ăn độn, ăn rau, những người nghèo có thể hớn hở reo vui khi được bữa cơm trắng với chút thịt cá. Sau những tháng năm tù đày, một người vừa mới được phóng thích se reo hò sung sướng hi được đi lại tự do khi được thở không khí trong lành…
Những người giàu có, ngày nào cũng yến tiệc linh đình sẽ thèm khát đôi chút cá kho, mắm cà của người nghèo khổ… Những đứa trẻ giàu có ở đô thị có lẽ sẽ thèm khát những giây phút được cỡi trâu hay tắm ao của những chú bé nghèo ở nhà quê…
Tựu trung, vấn đề cơ bản nhất của con người vẫn là đi tìm hạnh phúc. Và cuối cùng, sau những miệt mài tìm kiếm, ai cũng nhận thấy rằng mình sẽ không bao giờ đạt được hạnh phúc đích thực và trương cửu trên trần gian này. Kẻ đứng ở núi này sẽ luôn nhìn sang núi nọ…
Chúa Giêsu đã đề ra cho chúng ta một bí quyết của hạnh phúc: ai muốn cứu mạng sống mình, sẽ mất và ai mất mạng sống mình vì Ta sẽ gặp lại… Chỉ có một niềm vui đích thực đó là sống trọn vẹn cho Chúa. Chỉ có một điều quan trọng nhất trong cuộc sống: đó là lắng nghe Lời Chúa và sống Lời Chúa.
4. BỨC ẢNH GIA ĐÌNH
Trong thời kỳ khai phá bên Mỹ Châu, có năm thanh niên Mỹ tới vùng Ohio tìm vàng. Đây là một vũng hoang vu nguy hiểm không thể lường trước được. Sau một thời gian sống giữa rừng thiêng nước độc, khi trở về nhà, bốn người trong đám đã trở nên cộc cằn dữ tợn. Chỉ có một người còn giữ được tinh thần minh mẫn như trước. người ta hỏi anh: làm thế nào để tránh được những lỗi lầm của những ngời kia, anh trả lời như sau:
“Vì một bức hình tôi đã mang theo. Không phải bức hình của một người bạn gái, nhưng là của chính gia đình tôi… Buổi sàng trước khi tôi lên đường, chúng tôi đã ngồi ăn sáng chung với nhau. Mọi người đều nghẹn ngào vì tôi là ngời thứ nhất lìa xa gia đình… Cha tôi nhắn nhủ đôi lời và cả gia đình đều quỳ gối cầu nguyện cho tôi. Chính hình ảnh đó đã theo tôi trong suốt chuyến đi và đã nâng đỡ tôi”.
Sống ở đời, ai cũng cần phải có một lý tưởng. Lý tưởng đó nuôi dưỡng và hướng dẫn chúng ta cũng như đem lại cho chúng ta sự kiên trì trong cuộc sống. Lý tưởng của bạn là gì? tiền tài, danh vọng hay lạc thú? Tất cả nhưng điều đó rồi cũng sẽ đưa chúng ta đến thất vọng, chán chường. Duy chỉ có mình Chúa mới có thể lấp đầy nỗi trống vắng trong tâm hồn chúng ta và giúp chúng ta vượt được gao gian nguy trong cuộc sống… Bạn muốn lấp đầy tâm hồn bạn với hận thù, bạo động và cau có ư? hãy trục xuất Chúa ra khỏi tâm hồn bạn… Bạn muốn sược sự bình an đích thực và một tâm hồn minh mẫn thư thái ư? Hãy để cho Chúa chiếm ngự tâm tư bạn một cách trọn vẹn…
5. THIỆN NGUYỆN
Hôm nay là ngày quốc tế những người thiện nguyện, được Liên Hiệp Quốc thành lập năm 1985 và cử hành lần đầu tiên ngày 5/12/1986. Ngày quốc tế những người thiện nguyện vừa là một tưởng thưởng và biết ơn đối với không biết bao nhiêu người đang âm thầm phục vụ không công những người đồng loại của mình, vừa là một lời mời gọi dấn thân phục vụ.
Hiện nay, trên khắp thế giới có khoảng 35 cơ quan thiện nguyện chiêu mộ và gởi người đi khắp nơi để phục vụ trong mọi lãnh vực: từ một cán sự y tá phục vụ trong rừng già Phi Châu, đến các chuyên viên làm việc trong các dự án phát triển tại các nước thuộc thế giới đệ tam, từ một thanh niên thiếu nữ âm thầm làm việc tại các nước nghèo đến các chuyên viên tổ chức các cuộc lạc quyên: tất cả đều được thúc đẩy bởi một ý chí: đó là phục vụ người anh em.
Ngày quốc tế những người thiện nguyện cũng là một bài ca dành cho một nhân loại đã được một bước tiến dài trong sự trưởng thành. Bên cạnh những bước giật lùi vì chiến tranh, vì huỷ hoại lẫn nhau, nhân loại vẫn cố gắng tiến gước trong khát vọng và những nỗ lạc nhân đạo. Bước tiến ấy còn tiếp tục là nơi ở tinh thần thiên nguyện, ý chí phục vụ…
Ngày quốc tế thiện nguyện hôm nay không phải là phụ trương của những ngày quốc tế khác rãi rác trong suốt năm như ngày hoà bình thế giới, ngày sức khoẻ, ngày thực phâm, ngày giới trẻ, ngày môi sinh, ngày nhi đồng, ngày phụ nữ vv… Ngày hôm nay là khẳng định của một ý niệm nền tảng cho tất dả mọi ngày quốc tế khác: ý niệm đó chính là tự nguyện phục vụ.
Ngày quốc tế những người thiện nguyện hôm nay không chỉ là ngày tưởng thưởng và biết ơn đối với những người thiện nguyện. ngày hôm nay là ngày của mỗi người chúng ta, bởi vì chúng ta chỉ có thể sống trọn ơn gọi làm người khi chúng ta biết tự nguyện sống cho người khác.
Chúa Giêsu là mẫu mực của thiện nguyện… Là Thiên Chúa, Ngài đã đến trong thế gian để mặc lấy thân phận nghèo hèn của con người. Trở nên con người,Ngài đã không sống giữa chốn giàu sang phú quí, nhưng đên với những con người nghèo hèn nhất trong xã hội. Ngài đã phục vụ và hục vụ cho đên chết. ngài đã đến để làm cho bộ mặt thế giới này trở nên nhân bản hơn. Cùng với Người, hàng hàng lớp lớp những con người dấn thân phục vụ tha nhân đã tôi điểm cho bộ mặt thế giới được thêm tươi tốt hơn. Quả thực, một thế giới không có những người sống và chết cho tha nhân là một thế giới không có nhân tính… Chúng ta hãy tưởng tượng một thế giới không có những thánh Phanxicô Assisi, không có những Mahatma Gandhi, không có những Albert Schweizer, không có những Têrêxa Calcutta, không có những hội viên của hội Chữ Thập Đỏ… một thế giới như thế quả thực là một thế giới buồn thảm. Một thế giới không có những bàn tay đưa ra để chia sẻ, để san sẻ, để đỡ nâng, một thế giới không có những tấm lòng tử tế: một thế giới như thế quả thực là một thế giới của chết chóc…
6. HAI CÁNH CỬA SỔ
Từ cánh cửa sổ nhìn vào thiên nhiên, người ta có thể có nhiều cái nhìn khác nhau về cuộc sống.
Trong một vở kịch của Samuel Beckett, một nhân vật đã kể lại như sau: “Tôi biết có một tên chán đời lúc nào cũng nghĩ rằng ngày tận thế đang đến. Tôi thường đến thăm hắn trong dưỡng trí viện. Tôi nắm tay hắn và dìu hắn đến bên cửa số. Tôi nói với hắn: “Nhìn kìa, cả một cánh đồng bắp xanh tươi… Nhìn kìa, những cánh bườm đang phất phới. Còn gì đẹp bằng!”. Nhưng hắn gỡ tay tôi ra và trở về góc phòng. Mặt mày hắn hớt hãi tái mét. Tất cả những gì tôi vừa chỉ cho hắn chỉ là một đống tro tàn xám xịt”.
Có một cánh cửa sổ khác từ đó người ta chỉ có thể nhìn thấy cảnh đẹp mà thôi. Đó là cánh cửa sổ nhỏ tại một nhà nguyện ở phiá Nam Ái Nhĩ Lan. Tất cả mọi cánh cửa sổ trong nhà nguyện này đều được làm bằng kính trên đó có vẽ Đức Kitô và các môn đệ của Ngài. Duy chỉ có một cánh cửa sổ là không có hình vẽ. Xuyên qua tấm kính trong suốt của cánh cửa sổ này, người ta có thể nhìn thấy một quang cảnh thật tươi mát, đó là một cái hồ nước trong xanh nằm giữa những ngọn đồi cỏ lúc nào cũng xanh tươi. Bên dưới cánh cửa sổ, người ta đọc được câu Kinh Thánh như sau: “Trời cao tường thuật vinh quang Chúa. Thanh không kể ra sự nghiệp của Ngài”.
Câu chuyện của hai cánh cửa sổ trên đây gợi lên cho chúng ta vần thơ: hai người cùng nhìn xuyên qua chấn song cửa của nhà tù. Một người chỉ thấy có bùn nhơ, một người lại nhìn thấy các vì sao.
Mùa Vọng là thời gian của hy vọng.
Chúng ta được mời gọi để đặt tất cả tin tưởng, phó thác nơi Thiên Chúa. Thiên Chúa không bao giờ bỏ cuộc. Thiên Chúa không bao giờ thất vọng về con người. Tiếp theo bao nhiêu vấpphạm và phản bội của con người, Thiên Chúa vẫn đeo đuổi chương trình của Ngài. Người vẫn tiếp tục yêu thương con người. Nơi hình ảnh đã hơn một lần bị hoen ố vì tội lỗi, Thiên Chúa vẫn nhìn thấy phản chiếu vẻ đẹp cao sang của chính Ngài. Xuyên qua cánh cửa sổ nhỏ của mỗi người, Thiên Chúa vẫn còn nhìn thấy cảnh đẹp của lòng người.
Chúng ta cũng được mời gọi để tiếp tục tin tưởng nơi con người. Dù thấp hèn tội lỗi đến đâu, dù hung hãn độc ác đến đâu, mỗi một con người đều là hình ảnh cao vời của Thiên Chúa, mỗi một con người đều xứng đáng để tiếp tục được tin tưởng, được yêu thương.
Tin tưởng phó thác nơi Thiên Chúa, tin yêu nơi con người, chúng ta cũng được mời gọi để không thất vọng về chính bản thân. Đau khổ có chồng chất, tội lỗicó ngập tràn, mỗi người chúng ta vẫn là đối tượng của một tình yêu cá biệt… Thiên Chúa yêu thương tôi, Thiên Chúa đang thực hiện cho tôi những gì là thiện hảo nhất: đó phải là tư tưởng cơ bản hướng dẫn tất cả Mùa Vọng của chúng ta. Từ bên cánh cửa sổ của tâm hồn nhìn vào cuộc đời, chúng ta hãy nhận ra những vì sao của hy vọng, những cánh đồng xanh tươi của lạc quan.
7. CHIẾC ÁO HẠNH PHÚC
Một vị vua kia có tất cả mọi sự để được hạnh phúc… Nhưng lúc nàonhà vua cũng cảm thấy đau khổ, bứt rứt lo lắng. Các vị lương y khắp nước được triệu tập, nhưng tất cả đều bó tay. Sau cùng có một vị lương y xin yết kiến. Sau khi đã xem xét bệnh tình, vị lương y tâu rằng: “Đức vua sẽ hoàn toàn hạnh phúc, nếu đức vua mặc được chiếc áo lót của người sung sướng nhất trần gian”.
Thế là nhà vua ra lệnh cho tìm xem ai là người hạnh phúc nhất trên đời. Binh sĩ đã đi rảo khắp cả nước, nhưngkhông tìm được con người hạnh phúc đó. Trên đường quay về chịu tội, họ đã gặp một bác chăn chiên đang ca hát véo von, không một chút lo âu. Đám binh sĩ đã sấn lại tóm cổ người chăn chiên và lột áo. Nhưng vừa lột áo người chăn chiên, họ vô cùng sửng sốt vì ông ta không có nổi một chiếc áo lót!
Người đời thường nói: “Có tiền mua tiên cũng được”. Nhưng chắc chắn người ta không thể dùng tiền bạc để mua hạnh phúc, an vui cho tâm hồn mình. Phúc thay những ai có tâm hồn nghèo khó. Chỉ khi nào tâm hồn cúng ta trống rỗng của cải. Thiên Chúa mơí có thể lấp đầy.
8. THIÊN CHÚA VẪN TIẾP TỤC YÊU THƯƠNG
Đời người, có lẽ ai cũng có một lần trải qua một biến cố lớn trong lịch sử thế giới hay dân tộc…
Một ít cụ già hiện còn sống sót có lẽ đã trải qua cuộc đại chiến thứ nhất. Nhiều người đã có thể chứng kiến những tàn phá khốc liệt của thời đệ nhị thế chiến, cộng với nạn đói kinh hoàng ở Bắc Việt Nam năm 1945. Và đa số trong chúng ta đã trực tiếp hay gián tiếp chứng kiến không biết bao nhiêu đổi thay, baonhiêu cuộc chiến trong nước cũng như tại các nước khác trong những năm gần đây… Thêm vào đó, còn có biết bao nhiêu thiên tai và tai nạn khủng khiếp đã xảy ra cho con người.
Chiến tranh và sự sa đoạ của con người có lẽ mang lại cho chúng ta cái cảm tưởng rằng sự dữ, tội ác đã lan tràn khắp cả mặt đất, thế giới ngày nay không còn biết đến Thiên Chúa nữa. Cùng với tất cả một đoàn người mà Đức cố Giáo Hoàng Gioan XXIII gọi là “các tiên tri chuyên loan báo thảm hoạ”, có lẽ chúng ta chỉ nhìn vào thế giới bằng đôi mắt của bi quan, thất vọng, chúng ta chỉ nhìn thấy thảm hoạ, tang tóc… để rồi loan báo ngày tận cùng của thế giới như kề bên.
Thế giới có tội lỗi đó, thế giới có tang thương đó, thế giới có nhiều thảm hoạ đó, nhưng chúng ta đừng quên rằng chương trình của Thiên Chúa đang được thực hiện dọc theo chiều dài của lịch sử nhân loại. Giữa haicực: một bên là sự sa ngã ở khởi đầu lịch sử và một bên là ngày tận cùng của thế giới, đã có cuộc nhập thể làm người của Con Thiên Chúa: Ngài đã làm người ngay giữa lòng của một nhân loại tội lỗi của thời đại Ngài.
Thế giới của chúng ta đầy dẫy tội lỗi, Thiên Chúa vẫn yêu thương thế giới ấy. Thay vì chỉ nhìn thấy hận thù, bạo động và sa đoạ dưới mọi hình thức, chúng ta hãy cố đọc được những dấu chỉ của thời đại để thây rằng Thiên Chúa vẫn luôn có mặt trong lịch sử con người. Thiên Chúa vẫn tiếp tục yêu thương con người.
Mừng lễ Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội, hôm nay Giáo Hội cũng muốn lặp lại với chúng ta chân lý ấy: Thiên Chúa đã yêu thương con người và không có gì Thiên Chúa không làm được.
Thiên Chúa đã tạo dựng Mẹ và gìn giữ Mẹ khỏi mọi tỳ vết của tội lỗi. Mẹ là nền tảng của niềm hy vọng của chúng ta, Mẹlà bình minh của nhân loại mới, một nhân loại được Thiên Chúa cứu chuộc và ban cho sức mạnh để vươn lên không ngừng.
Chúng ta hãy chiêm ngắm Mẹ với tất cả niềm cậy trông và lạc quan ấy. Qua Mẹ, Thiên Chúa muốn tỏ bày tình yêu không hề lay chuyển của Ngài cho nhân loại và qua Mẹ, Ngài cũng muốn chúng ta bước đi trong vâng phục và yêu mến, cậy trông.
Thân phận yếu hèn của chúng ta được dệt bằng những vấp ngã và chỗi dậy không ngừng. Chúa ban cho chúng ta một người Mẹ không tỳ vết để chúng ta không ngừng ngước mắt nhìn lên. Chúa ban cho chúng ta một người mẹ luôn thưa xin vâng giữa muôn ngàn đớn đau thử thách, để chúng ta tiếp tục chỗi dậy sau những lần vấp ngã.
Chúng ta hãy nhìn lên Mẹ, Mẹ luôn có đó để giúpchúng ta khỏi vấp ngã và nếu chúng ta có vấp ngã, Mẹ sẽ đỡ chúng ta dậy và giúp chúng ta tiếp tục thưa xin vâng với Chúa để chúng ta bước đi theo Chúa Giêsu.
9. THẾ NÀO LÀ CẦU NGUYỆN
Một chàng thanh niên nọ khao khát sống đời tận hiến và cầu nguyện, đến nỗi anh đã xa lánh tất cả mọi người và mọi sự, để đến gõ cửa một đan viện nọ… anh được vị tu viện trưởng chấp nhận tức khắc.
Trong những ngày đầu, anh quan sát cách sống của các tu sĩ: Sau những giờ cầu nguyện lâudài, tất cả mọi người đều bắt tay vào công việc: người thì cày cuốc, người thì gặt hái, người thì miệt mài trong công tác dịch thuật. Thấy thế, chàng thanh niên đâm ra thất vọng. Anhđến trình bày ý nghĩ của mình với đan viện phụ như sau: “Thưa cha bề trên, con cứ tưởng ở đây chúng ta chỉ có một sinh hoạt duy nhát đó là cầu nguyện. Đằng này, con lại thấy các thầy phải vất vả lo cho những nhu cầu vật chất quá nhiều”. Vị tu viện trưởng mỉm cười gật đầu và nói với anh: “Có lẽ con có lý… Nếu con cảm thấy việc làm tay chân không cần thiết, thì con cứ vào phòng đóng cửa lại và tiếp tục cầu nguyện”.
Nghe thế, chàng thanh niên hớn hở trở về phòng đóng cửa lại và cầu nguyện. Chỉ sau vài giờ cầu nguyện, anh cảm thấymệt mỏi, bụng anh cũng cảm thấy cồn cào vì đã đến giờ ăn trưa. Nhưng chờ mãi mà vẫn không thấy ai đến gọi anh vào nhà cơm, người thanh niên mới đến hỏi vị đan viện phụ: “Thưa cha bề trên, hình như hôm nay các thầy không dùng bữa?”. Cha bề trên mỉm cười đáp: “Các thầy đã ăn cả rồi”. “Thế sao không ai đến gọi con đi ăncả?”, người thanh niên hỏi. Cha bề trên mới trả lời: “Sáng nay con đã chẳng đến nói với cha là chúng ta chỉ có một sinh hoạt duy nhát là cầu nguyện đó sao? Cha nghĩ rằng các thầy khác lao động nhiều cho nên cần phải có ăn uống, ngủ nghỉ. Còn con, con muốn sống như các thiên thần, nghĩa là không làm việc, không ăn uống mà chỉ biết suốt ngày cầu nguyện, cho nên cha đã dặn các thầy là đừng đến gọi con dùng bữa”.
Nghe thế, người thanh niên chợt hiểu được thế nào là sống tận hiến, thế nào là cầu nguyện. Con người không chỉ cầu nguyện bằng những giây phút ưu biệt dành cho Chúa, mà còn bằng cả những sinh hoạt từngngày như làm việc, ăn uống, ngủ nghỉ, giải trí… Cầu nguyện chính là tìm thấy thánh ý Chúa và Nước Ngài trong cuộc sống mỗi ngày.
Mùa Vọng là mùa tỉnh thức.
Chúng ta cảm thấy được thôi thúc để dành nhiều thì giờ cho việc cầu nguyện hơn. Thánh Kinh nói: Thiên Chúa đã tạo dựng vũ trụ trong 6 ngày, ngày thứ 7, Ngài nghỉ ngơi: đó cũng là hình ảnh của đời người. Cuộc sống là một chuỗi làm việc xen lẫn với nghỉ ngơi. Có một thì giờ cho tất cả mọi sự: có một thì giờ để ngủ nghỉ… Có những giây phút ưu biệt trong ngày dành cho việc cầu nguyện, có những thời gian ưu biệt trong năm dành cho việc cầu nguyện. Thời gian ưu biệt ấy không có mục đích nào khác hơn là để giúp cho con người được tỉnh thức hơn, được sẵn sàng hơn, được tươi mát hơn để gặp gỡ Chúa trong từng phút giây của cuộc sống, trong mọi sinh hoạt hằng ngày.
Cuộc sống cần có tổ chức, cần có những ngăn kéo, nhưng những ngăn kéo ấy phải được thông thương với nhau. Ngăn kéo của sự cầu nguyện cần phải được liên kết với ngăn kéo của những sinh hoạt hằng ngày. Ngăn kéo của những sinh hoạt hằng ngày cũng cần phải được nối liền với ngăn kéo của sự cầu nguyện.
Tổ chức cuộc sống như thế tức là biến tất cả cuộc sống thành một lời cầu nguyện.Lời cầu nguyện triền miên ấy sẽ có những phách mạnh dành cho những giây phút thân mật truyện vãn với Chúa, nhưng những phách mạnh ấy chỉđược làm nổi bật nhờ những âm thầm gặp gỡ Ngài trong từng sinh hoạt, trong từng biến cố của cuộc sống.
10. QUYỀN CON NGƯỜI
Ngày 10 tháng 12 năm 1948, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã long trọng công bố bản tuyên ngôn quyền con người… Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, cộng đồng thế giới đã đảm nhận trách nhiệm quảng bá và bênh vực quyền của con người nhưmột nghĩa vụ trường kỳ.
Khoản một và hai của bản tuyên ngôn nhân quyền đã khẳng định rằng tất cả mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng trong phẩm giá và quyền lợi, và mỗi một cá nhân, không phân biệt chủng tộ, màu da, phái tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến,nguồn gốc dân tộc hayxã hội… đều được hưởng mọi quyền lợi và tự do, được công bố trong bản tuyên ngôn.
Trong 21 khoản đầu của tuyên ngôn, chúng ta có thể kể ra những quyền cơ bản sau đây: quyền được sống, được tự do và được đảm bảo an ninh cá nhân, quyền không bị bắt làm nô lệ,quyền không bị tra tấn hay chịu những hình phạt độc ác, vô nhân đạo hay chà đạp phẩm giá con người, quyền được bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng, quyền được nạiđến sự xét xử củanhững toà án quốc gia có thẩm quyền, quyền không bị bắt giữ, giam cầm hoặc đày ải trái phép, quyền không bị can thiệp độc đoán vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, quyến được đi lại,quyền được cư trú, quyền được một quốc tịch, quyền được kết hôn và lập gia đình, quyền được sở hữu, quyền được tự do tư tưởng, lương tâm, tôn giáo,tự do ngôn luận, tự do phát biểu, tự do hội họp.
Đó là một số những quyền và tự do cơ bản của con người.
Bản tuyên ngôn nhân quyền đã được công bố một thời gian ngắn sau đệ nthị thế chiến. Thảm kịch của chiến tranh đã cho nhân loại mỗi lúc một hiểu rằng hoà bình chỉ thực sự có khi con người biết tôn trọng những quyền lợi và tự do căn bản của con người. Người lại, nơi nàoquyền con người bị phủ nhận và chà đạp, thì cho dẫu không có chiến tranh đẫm máu, người ta chỉ sống trong một thứ hoà bình giả tạo mà thôi.
Nhìnnhận và tôn trọng quyền con người là bổn phận hàng đầu của người Kitô chúng ta vì chúng ta tin nhận rằng con người đã được tạo dựng giống h2nh ảnh của Thiên Chúa vàđược cứu rỗi bằng chính Máu của Đức Kitô. Đó là tất cả phẩm giá của con người.
Với ý thức ấy, người Kitô luôn được kêu mời để nhận ra hình ảnh vàsự hiện diện của Thiên Chúa trong mọi người và mỗi người, nhất là những người kém may mắn, cùng khổ nhất.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ký giả Edward Desmond được đăng trong tạp chí Time số ra ngày 4 tháng 12 năm 1989, Mẹ Têrêxa Calcutta, người được giải thưởng Nobel Hoà Bình năm 1979 vì công tác phục vụ người nghèo tại Ấn Độ, đã xác quyết về nền tảng của công cuộc của Mẹ: đó là cái nhìn tôn trọng đối với người nghèo. Được hỏi: ơn cao trọng nhất mà Chúa đã ban cho Mẹ là gì? Vị sánglập dòng Nữ tử thừa sai bác ái đã đáp gọn: “Đó là người nghèo”. Bởi vì,theo Mẹ Têrêxa, với người nghèo Mẹ có dịp ở với Chúa Giêsu 24 giờ mỗi ngày. Mẹ nói: “Họ là Chúa Giêsu đối với tôi. Tôi tin tưởng ở điều đó còn hơn là làm những điều lớn lao cho họ”.
Nhìn những người nghèo, những người cùng khổ, những người bị xã hội tước đoạt mọi quyền lợi và đẩy ra bên lề, như chính hiện thân của Chúa Giêsu: đó phải là cái nhìn và động lực của mọi hoạt động của người Kitô chúng ta. Tôn trọng nhân quyền, bênh vực nhân quyền là thế đó.
11. TIẾNG KHÓC CỦA SA MẠC
Một mẩu chuyện của người Phi Châu kể lại rằng: một người Ả Rập sống ở sa mạc có thói quen nằm sát xuống đất, úp tai trên cát từng giờ lâu. Có người hỏi tại sao làm thế, anh ta giải thích như sau: “Tôi nghe sa mạc khóc vì nó rất muốn được làm một ngôi vườn xinh tươi”.
Sa mạc mong mỏi được trở thành ngôi vườn, cũng thế tâm hồn con người luôn hướng về điều thiện. Khoảng cách giữa sa mạc và ngôi vườn xinh tươi đó là nước non, điều kiện thời tiết và nhất là công lao của con người. Không có sự chăm sóc của con người, sa mạc vẫn tiếp tục là bãi cát khô cằn. Cõi lòng con ngơừi cũng sẽ mãi mãi là một sa mạc cằn cỗi nếu nó không được vun xới và tưới bằng cố gắng, phấn đấu, hy sinh và tình yêu. Phải tốn biết bao là kiên nhẫn, biết bao chống đỡ, biết bao cương nghị, biết bao mồ hôi…để biến sa mạc của tâm hồn thành một khu vườn tươi tốt… Sa mạc tâm hồn của chúng ta sẽ khóc mãi nếu chúng ta không ra tay cày xới và vun trồng mỗi ngày.
- THẾ GIỚI SẼ HẾT NGHÈO ĐÓI
Mẹ Têrêxa thành Calcutta, người được giải thưởng Nobel Hoà bình năm 1979 đã kể lại câu chuyện sau đây: ngày nọ, có một thiếu phụ và 8 đứa con dại đến gõ cửa xin gạo. Từ nhiều ngày qua, bà và các con của bà không có được một hạt cơm trong bao tử. Mẹ Têrêxa đã trao cho bà một túi gạo. Người đàn bà nhận gạo, cám ơn và chia ra làm hai phần… Ngạc nhiên về cử chỉ ấy, Mẹ Têrêxa hỏi bà tại sao lại phân ra làm hai. Người đàn bà nghèo khổ ấy trả lời: “Tôi dành lại một phần cho gia đình người Hồi giáo bên cạnh nhà, vì đã mấy ngày qua họ cũng không có gì để ăn”.
Mẹ Têrêxa kết luận như sau: Thế giới này sẽ hết nghèo đói nếu người ta biết chia sẻ cho nhau. Càng giàu có, chúng ta càng muốn tích luỹ thêm, nhưng càng nghèo khổ, chúng ta càng dễ chia sẻ hơn.
Nghèo không là một điều xấu, giàu cũng không là một cáitội. Xấu hay không, tội hay không đó là lòng tham lam và ích kỷ của con người mà thôi. Giá trị và danh dự của con người tuỳ thuộc ở lòng quảng đại của mình.
13. DANH HIỆU CỦA ÁNH SÁNG
Không những ở Việt Nam, nhưng trên toàn thế giới, nhiều thiếu nữ mang tên thánh bổn mạng Lucia, như nữ tu Lucia, một trong 3 trẻ đã được thấy Đức Mẹ hiện ra ở Fatima.
Những người thiếu nữ mang tên Lucia này không khỏi thất vọng khi tìm hiểu về đời sống và sự nghiệp của thánh nhân. Vì những sách cũ đã viết tiểu sử của các thánh đã ghi lại nhiều câu chuyện về thánh Lucia, để rồi những tác giả viết về đời sống của các thánh nhân thời đại chúng ta lại phê bình những câu chuyện ấy không có tính cách lịch sử. Chúng ta chỉ có thể tóm lại những chứng tích lịch sử để viết về cuộc đời, nhất là cái chết vì niềm tin của thánh Lucia như sau:
Một chàng thanh niên không công giáo thất vọng vì không được Lucia đáp trả lại tình yêu của mình đã tố cáo với nhà cầm quyền Lucia là người Công giáo. Và nàng đã bị xử tử vào năm 304 tại thành Syracuse vùng Sicilia, mạn Nam nước ý. Di tích lịch sử thứ hai tên Lucia được ghi trong danh sách những thánh tử đạo trong lời nguyện thánh lễ Roma, nay là lời nguyện Thánh Thể thứ nhất trong phụng vụ mới.
Những di tích bên lề cũng nên nói đến là nhiều địa danh, nhiều làng mạc, thành phố bên Âu châu mang tên nàng, cũng như có những bằng chứng lịch sử về sự tôn kính nàng từ trước thế kỷ thứ 5.
Chữ “Lucia” có nghĩa là ánh sáng. Và gương can đảm chết vì lòng tin của nàng vẫn tiếp tục chiếu sq1ng trong tâm hồn những người đang bị thử thách và đau khổ vì lòng tin, cũng như làm rạng rỡ những khuôn mặt của nhữngthiếu nữ mang tên thánh bổn mạng Lucia.
Muốn hiểu sự can đảm của thánh Lucia Giáo Hội mừng kính hôm nay với tước hiệu đồng trinh, tử đạo, chúng ta có thể tưởng tượng một thiếu nữ công giáo sống giữa những người không công giáo vào thời kỳ tôn giáo này bị bách hại. Để sống trọn niềm tin công giáo, nàng cũng gặp nhiều khó khăn như đại đa số những tín hữu Kitô trong thời đại chúng ta phải sống chung với những người vô thần, không tín ngưỡng.
Lạ lùng hơn là niềm tin của Lucia. Nàng tin vào một người sáng lập một tôn giáo với thân thế và sự nghiệp không mấy được rõ ràng ở một nước thuộc địa xa xôi với thủ đô Giêrusalem bị quân đội Rôma phá huỷ cách đó hơn 200 năm. Trước khi truyền đạo, ông này làm nghề thợ mộc và sau một thời giảng đạo ngắn ngủi, ông bị quân lính Roma đóng đinh vào thập tự, một hình phạt dành cho dân thuộc địa phạm những tội trọng sát nhân hay nổi loạn. Nay Lucia tin tưởng với tất cả tâm hồn là ông ấy đã phục sih, như một dấu chỉ cho thấy Thiên Chúa đã chấp nhận những gì ông truyền dạy và đã làm. Để biểu lộ lòng tin của mình, Lucia đã thề hứa sẽ giữ sự trinh tiết, không lập gia đình.
Lucia lập lời hứa đó vì nàng biết đến gương anh dũng của những người chết vì đạo trong các hí trường ở Roma hay những nơi khác và nhất là để giữ lòng trung tín với ông Giêsu làng Nagiarét, đã bị chết treo trên thập giá, nhưng đối với niềm tin của nàng là Đấng cứu thế, Con một Thiên Chúa.
14. CÁNH TAY CỦA NGƯỜI GANH TỰ VÀ THAM LAM
Câu chuyện có tính cách dụ ngôn sau đây đã xảy ra vào thế kỷ thứ 16 tại Ấn Độ. Trong triều đình có hai viên sĩ quan nổi tiếng vì những đam mê của mình. Một người thì ganh tỵ, một người thì tham lam.
Để chữa trị những tính xấu ấy, vua cho triệu hai viên sĩ quan vào giữa triều đình. Vua loan báo sẽ tưởng thưởng hai viên sĩ quan vì nưh4ng phục vụ của họ trong thời gian qua. Họ có thể xin gì được nấy, tuy nhiên, người mở miệng xin đầu tiên chỉ được những gì mình muốn, còn người thứ hai sẽ được gấp đôi.
Cả hai viên sĩ quan đều đứng thinh lặng trước mặt mọi người. Người tham lam nghĩ trong lòng: nếu tôi nói trước, tôi sẽ được ít hơn người kia. Còn người ganh tỵ thì lý luận: thà tôi không được gì còn hơn là mở miệng nói trước để tên kia được gấp đôi… Cứ thế, cả hai đều suy nghĩ trong lòng và không ai muốn lên tiếng trước. Cuối cùng, vua mới quyết định yêu cầu người hay ganh tỵ nói trước. Người này lạitiếp tục suy nghĩ: thà không được gì còn hơn để tên tham lam kia được gấp đôi. Nghĩ như thế, hắn mới dõng dạc tuyên bố: “Tôi xin được chặt đứt một cánh tay…”. hắn cảm thấy sung sướng với ý nghĩ là người tham lam sẽ bị chặt hai cánh tay.
Lắm khi chúng ta không hài lòng về cái mình có và chúng ta cũng không sung sướng khi người khác gặp nhiều may mắn hơn chúng ta. Không bằng lòng về chính mình,chúng ta không được hạnh phúc, mà bất mãn về người khác, chúng ta lại càng đau khổ hơn.
15. XIN MỘT CHÚT ÁNH SÁNG
Triết gia Diogène nổi tiếng là người hạnh phúc nhất trên đời, thế nhưng cuộc sống của ông lại rất đơn sơ nghèo nàn. Ông sống trong một cái thùng, ngày ngày nằm đọc sách nhờ ánh sáng qua lỗ hỏng ở vách thùng. Cơ nghiêp của ông vỏn vẹn chỉ có một cái bát gỗ dùng để múc nước sông mà uống. Thế nhưng, một hôm ra sông để lấy nước, ông thấy có một em bé chăn cừu dùng hai tay để vục nước mà uống. Thế là ông ném cái bát đi và từ đó chỉ dùng tay mà uống nước.
Vua Hy Lạp nghe biết ông là người hạnh phúc nhất đời bèn tìm đến tận nơi để thăm. Thấy ông đang nằm đọc sách, nhà vua lại gần để hỏi xem ông có cần gì không. Diogène không trả lời. Nhà vua hỏi vặn lại nhiều lần, ông điềm tĩnh trả lời như sau: “Hạ thần muốn xin bệ hạ một điều và chỉ một điều mà thôi: xin bệ hạ hãy tránh ra để hạ thần có đủ ánh sáng mà đọc sách”. Diogène đã đuổi khéo nhà vua vì sợ bị sa vào tròng danh lợi mà mất cái niềm vui thảnh thơi trong cuộc đời thanh bần đơn sơ.
Ai trong chúng ta cũng muốn giàu có. Thế nhưng giàu có không hẳn đem lại hạnh phúc thật sự cho chúng ta. Chỉ có những ai có tinh thần nghèo khó, chí có những ai không coi tiền của như cứu cánh của cuộc đời, những người đó mới thật sự có hạnh phúc.
16. HƠI ẤM CỦA TÌNH NGƯỜI
Một vị linh đạo Ấn giáo và các môn sinh ngồi quây quần bên một bếp lửa hồng. Sức nóng của than hồng và hơi nóng của từng người làm cho căn phòng ấm hẳn ra… Nhưng bỗng chốc, vị linh đạo già run lập cập, môi ông bập bẹ không nói ra lời. Các môn sinh lo lắng cho sức khoẻ của thầy: “Thưa thầy, chắc thầy yếu trong người, chúng con xin phép được cho thêm củi vào lò sưởi”.
Trong cơn thổn thức, vị linh đạo gì cố gắng nói tưng tiếng: “Lừa và sức nóng trong căn phòng này quá đủ cho ta… Ta cảm thấy lạnh là bởi vì bên ngoài có một người hành khất đang run lập cập”.
quả thật, đúng như lời của vị thầy, các môn sinh đã mở cửa nhìn ra ngoài, và họ đã tìm thầy một người hành khất đang rét run vì đói và lạnh… Họ đưa người đó vào trong căn phòng, săn sóc cho anh và từ giây phút ấy, vị linh đạo già cũng trút bớt được nỗi rét run của mình.
Câu chuyện được trích từ kho tàng khôn ngoan của người Ấn Độ trên đây có lẽ gợi lại cho chúng ta lời của thánh Giacôbê tông đồ: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết”. Vị linh đạo già trên đây đã cảm thậy rét run là bởi vì sự ấm áp mà thầy trò đang có với nhau ấy chưa được chia sẻ cho người khác. Ông chỉ cảm thấy thật sự ấm lòng, khi hơi ấm của sự quây quần ấy được san sẻ cho người khác.
Vị linh đạo này là hình ảnh của đời sống đức tin của chúng ta. Dù có sốt sắng bao nhiêu trong việc cầu nguyện, trong các nghi thức phụng tự, nếu tâm hồn chúng ta không được nuôi dưỡng bằng lòng mến đối với tha nhân, thì hơi ấm của lòng đạo đức nơi chúng ta chỉ là một thứ hơi ấm giả hiệu… Một đức tin nhiệt thành, một đức tin có hơi ấm thật sự cần phải được nuôi dưỡng bằng lòng mến.
17. ĐÔI VAI CỦA NGƯỜI CHA
Tháng 11 năm 1958, ngay chính ngày đăng quang, khi nói chuyện với khách hành hương, Đức cố Giáo Hoàng Gioan XXIII đã kể lại một giai thoại trong cuộc đời ngài như sau:
“Khi tôi lên 6, 7, một hôm cha tôi đưa tôi đến một làng bên cạnh, nơi đang tổ chức một buổi lễ của Công Giáo Tiến Hành trong giáo phận. Phải đi bộ nhiều cây số tôi cảm thấy mệt mỏi. Cha tôi đã phải đặt tôi trên vai của nười. Đến nơi, tôi cảm thấy thất vọng, bởi vì dân chúng quá đông, mà tôi thì bé nhỏ. Mất hút trong chợ người, tôi không thể nhìn đoàn ngời đang diễn hành… Thế là một lần nữa, cha tôi lại bồng tôi trên vui của người. Từ trên cao. tôi có thể xem thấy tất cả mọi sự”.
Và vị giáo hoàng được mệnh danh là “nhân lành” đã kết luận như sau: “70 năm đã qua, nhưng tôi vẫn còn ghi nhớ trong tâm trí tôi cử chỉ của cha tôi. Nó đã trở thành một biểu trưng kỳ diệu. Ngày nay, mỗi khi mệt mỏi, mỗi khi tôi không còn gấy gì nữa, tôi nài xin vị Cha trên trời nâng tôi lên trên đôi cánh của Người”.
chỉ từ trên đỉnh cao, chúng ta mới có thể thấy rõ mọi sự. chín Chúa là đỉnh cao của chúng ta. Nơi Người, chúng ta được bổ sức. Nơi Người, chúng ta sẽ thấy được ý nghĩa của cuộc sống… Những lúc chán sống, những lúc hầu như không còn thấy gì nữa, chúng ta hãy chạy đến đ với Người.
18. CÁI NHÌN CỦA MỘT TƯỚNG LÃNH
Đại tướng Marbot, trong tập ký sự, có kể lại một hôm, khi còn là thiếu uý, vua Nã Phá Luân sai ông làm một việc cực kỳ nguy hiểm. Đó là giữa đêm khuya, luồn qua bọn lính tuần tiễu đối phương, bắt một người lính Áo đứng canh bên kia bờ sông Danube, tra khảo để xem tình thế của địch quân. Sau bao nhiêu cố gắng không thể tưởng tượng được, toán quân của thiếu uý vượt qua được khúc sông và bắt được ba người lính Áo. Sau khi đã hoàn thành công tác, họ đẩy thuyền ra xa, chèo về. Bỗng gióng nước cuốn mạnh đẩy một gốc cây lớn xô mạnh vào thuyền. tiếng động đó đã báo động bọn lính tuần tiễu Áo. Họ vùng lên bắn xối xả.
Trong cơn nguy biến cùng cực ấy, viên thiếu uý bỗng nhìn thấy một ánh lửa toả ra từ sườn núi chỗ đóng quân bên kia bờ. Viên thiếu uý đã hiểu rằng nã Phá Luân đã theo dõi cuộc xô xát và đang chăm chú nhìn từ cửa sổ của ông.
Đôi mắt phượng hoàng của Nã Phá Luân đã xé tan bóng tối để gởi đến cho những người lính trẻ sự cổ võ khuyến khích. Viên thiếu uý có cảm tưởng như nhà vua đã quên hết cả một đạo binh để chỉ nhìn về phía anh. Sự chăm chú theo dõi của nhà vua đã đem lại cho những người lính trẻ sự phấn khởi để giúp họ vượt qua được khó khăn và trở về an toàn.
Một cái nhìn của một vị tướng lãnh đã có sức nâng đỡ người lính chiến giữa trận địa như thế, cũng vậy, Chúa cũng đã chăm chú theo dõi và nhìn mỗi ngời chúng ta như thể chỉ có mỗi người chúng ta là đáng được chú ý. Thiên Chúa không chăm sóc chúng ta như chăm sóc một đàn cừu trong đó mỗi con vật chỉ là một con số. Thiên Chúa yêu thương chúng ta bằng một tình yêu biệt loại. Nười gọi tên tưng người trong chúng ta. Người đối xử với chúng ta như thể chỉ có ta là người duy nhất hiện hữu trên trần gian này.
19. HỢP TÁC LÀ AN TOÀN
Ngày nay, khi đi trên nẻo đường ở nước thuỵ Sĩ, người ta nhìn thấy một tấm biển lớn, trên đó trình bày hai chiếc xe hơi,một chiếc màu đỏ, một chiếc màu xanh. Cả hai xe đi cùng chiều, những ngời ngồi trong hai xe đang chào nhau, cười với nhau. Người lái xe xanh đang ra dấu cám ơn lại bằng cách giở mũ chào.
Ở phần dưới tấm biển có ghi một hàng chữ: “Hợp tác là an toàn”. Điều này muốn nói lên rằng giúp đỡ lẫn nhau, đối xử với nhau như người cộng sự, băng tình bằng hữu là một đảm bảo cho một cuộc hành trình không nguy hiểm.
Tinh thần hợp tác không những chỉ đảm bảo cho một cuộc sống bình yên trên các lộ trình, mà cũng còn là một đảm bảo cho một cuộc sống bình yên ở mọi ví trí trong xã hội. Có tinh thần hợp tác là đặt kẻ khác vào chính vị trí của mình, quan tâm tới họ như quan tâm tới chính mình, kính trọng, yêu mến, giúp đỡ họ như kính trọng, yêu mến, giúp đỡ chính mình vậy.
20. KHÔNG NHÀ KHÔNG CỬA
Hiện nay trên thế giới có khoảng một trăm triệu người không có nhà để ở. Riêng tại Chây Mỹ Latinh, có khoảng 20 triệu trẻ em đang gnủ đầu đường xó chợ. Nhìn chung, có một tỷ người trên thế giới không có được một nơi ở tươm tất.
Trên đây là kết quả của một cuộc điều tra dựa trên những con số do các Hội đồng Giám mục và các Giáo Hội Công Giáo địa phương cung cấp. Cuộc điều tra này do Uỷ ban công lý và hoà bình của toà thánh thực hiện và ấn hành thành một tập tài liệu vào dịp cuối năm quốc tế những người không nhà không cửa do Liên Hiệp Quóc khởi xướng năm 19988 vừa qua.
Theo tập tài liệu này thì vấn đề nhà ở chắc chắn là một trong những vấn đề trầm trọng nhất của thế giới ngày nay. Tài liệu cho thấy những kẻ không nhà là những người nghèo nhất trong số những người nghèo và tố cáo những người chủ nhà chỉ vì tính toán thủ lợi mà thà bỏ trống những căn nhà hơn là hạ giá để nâng đỡ những kẻ không nhà.
Chúa Giêsu đã chào đời như một con người không nhà không cửa.
Ngài đến là để cho con người được sống và sống một cách sung mãn. Tiếng kêu khóc chào đời của Ngài giữa khung cảnh cùng cực của hang lừa máng có, là tiếng kêuthan của hàng triệu triệu trẻ emđang bị tước đoạt quyền sống, đang bị từ chối những điều kiện cơ bản nhất để được sống như con người.
Máng cỏ mà chúng ta đang chuẩn bị ở nhà thờ hay trong gia đình phải là một nhắc nhở cho chúng ta về sự hiện diện và tiếng văn xin của không biết bao nhiêu người không nhà, không cửa xung quanh chúng ta. Hơn ai hết, người Việt Nam chúng ta đang nhìn thấy tận mắt thế nào là cảnh lang thang đầu đường xó chợ.
Chúng ta chuẩn bị một chỗ trú ngụ cho Hài Nhi Giêsu, chúng ta có nghĩ đến những người cùng khổ xung quanh chúng ta không?
Chúng ta có biết rằng khi chúng ta nhắm mắt làm ngơ trước đau khổ của người anh emchúng ta là chính lúc chúng ta cũng khước từ Chúa Giêsu không?
Chúng ta có biết rằng ngày Giáng Sinh của Chúa Giêsu cũng là ngày Giáng Sinh của những con người cùng khổ nhất không?
Chắc chắn Chúa Giêsu sẽ không bao giờ đến trong máng cỏ hào nhoáng của chúng ta, nếuchúng ta xua đuổi những người anh em khốn khổ xungquanh chúng ta.
21. RẠN NỨT TRONG TÂM HỒN
Một ông vua giàu có rất keo kiệt và hà khắc đối với thần dân. Thành ra, tất cả mọi người đều oán ghét ông.
Một hôm ông ra lệnh cho quan tể tướng tiến hành việc thu thuế hàng năm. Nhưng quan tể tướng cho biết: “Năm nay mùa màng hư hại, dân chúng đang chết đói, họ không thể nào nộp thuế được”.
Nhưng nhà vua vẫn một mực cho tiến hành việc thu thuế và yêu cầu quan tể tướng dùng tất c3 tiền thuế để sửa sang cung điện và nội thành. Quan tể tướng đi một vòng xung quanh cung điện, nơi nào cũng có sự rạn nứt, nhưng sự rạn nứt sâu xa hơn vẫn là sự bất mãn và ta thán của người dân.
Thế là, năm đó, thay vì tiến hành lệnh của vua, quan tể tướng đã cho người đikhắp nơi và loan báo như sau: “Nam nay, nhà vua miễn thuế cho tất cả mọi người”. Nghe thế, ai cũng vui mừng vỡ lở. Khắp nơi, tuy đói kém, ai ai cũng làm tiệc ăn mừng.
Trở lại triều đình, quan tể tướng báo cáo với nhà vua rằng với số tiền thu thế được, ông đã cho làm nhữngtu sửa cần thiết nhất.
Ngày hôm sau, quan tể tướng mời nhà vua và đoàn tuỳ tùng đi tham quan một vòng xung quanh những nơi mà ông báo cáo đã được tu sửa. Vừa ra khỏi cung điện, nhà vua đã được dân chúng tung hô vạn tuế không dứt lời. Nhìn đámđông vui mừng phở lở, nhà vua mới quay sang quan tể tướng để hỏi lý do của ngày hội này. Quan tể tướng mới giảithích như sau: “Tâu bệ hạ, ngày lễ hôm nay được tổ chức là để đánh dấu nhữngtu sửa quan trọng trong cung điện. Tước khi tiến hành việc thu thuế, hạ thần đã đi tham quan một vòng, hạ thần nhận thấy rằng những rạn nứt đáng kế nhất koh6ng phải là những rạn nứt trên tường thành của cung điện mà chính là trong lòng ngườidân. Người dân không thể vui mừng được vì từ bao lâu nay, họ không còn thấy được lòng tốt nữa. Đó là lý do để khiến hạ thần tuyên bố miễm thuế cho họ trong năm nay”.
Nghe thế, nhà vua mới sực tỉnh lại và nhận ra thái độ keo kiệt hà khắc của ông. Ông nhìn xuống đám đông dân chúng đang hân hoan vẫy chào lòng ông cảm thấyxúc động. Lần đầu tiên, người ta thấy nụ cười vui tươi và yêu thương nở trên môi ông.
Người Việt Nam chúng ta có lẽ đã quá quen thuộc với hai chữ đổi mới. Năm kia qua tháng nọ, lúc nào người ta cũng hô hào “đổi mới” nhưng đâu vẫn vào đó: đói khổ vẫn còn đó, dốt nát vẫncòn đó, lạc hậu vẫn còn đó, tù đày khốn kh36 vẫn còn đó… Điều đó xem ra cũng dễ hiểu, người ta chỉ vá víu để hàn gắn nhữngrạn nứt bên ngoài, còn sự rạn nứt thâm sâu nhất là rạn nứt trong lòng người, thì người ta không bao giờ nghĩ tới.
“Đổi mới” là trọng tâm của sứ điệp Kitô giáo chúng ta. Khai mở sứ vụ công khai của Ngài, Chúa Giêsu đã kêu gọi: “Hãy hoán cải và tin vào Tin Mừng”. Sự hoán cải mà Chúa Giêsu đề ra là hoán cải tâm hồn, hoán cải con tim, hoán cải tư duy, hoán cải cái nhìn.
Sự hoán cải ấy không là công việc của một ngày,một tháng, một năm, mà là công trình của cả cuộc đời. Bao lâu còn mang lấy danh hiệu Kitô, thì bấy lâu người tín hữu vẫn còn được mời gọi để hoán cải.
Sự hoán cải ấy cũng không chỉ là cố gắng riêng tư của người tín hữu mà là tác động của chính Chúa. Chính Ngài mới có thể tác tạo cho con người một trái tim mới, một quả tim biết yêu thương. Sự đổi mới mà người tínhữu Kitô không ngừng đeo đuổi trong cả cuộc sống của mình chính là cuộc gặp gỡ kỳ diệu giữa những cố gắng riêng tư của mình và sự tác tạo của Chúa.
22. MÙA CỦA GỞI THIỆP, TẶNG QUÀ
Người Anh thường nói: “Một quà tặng không có người tặng là một quà tặng trống rỗng trơ trụi”. Giá trị của một quà tặng do đó, không tuỳ thuộc nhiều ở giá trị vật chất của nó, mà do chính tâmtình đi kèm của người tặng quà.
Ngày nay, cũng giống như ở bất cứ thời đại nào, cuộc gặp gỡ giữa các nhà lãnh đạo quốc gia thường đi kèm với nghi thức trao tặng quà cho nhau. Trong cuộc họp thượng đỉnh ở ngoài khơi đảo quốc Malta cuối năm 1989, tổng thống Bush của Hoa Kỳ đã tặng cho chủ tịch Gorbachov của Liên Xô một viên gạch lấy từ bức tường ô nhục Bá Linh. Dù chỉ là một viên gạch, nhưng đây là là một món quà vô giá, bởi vì tổng thống Bush đã muốn gói ghém trong đó tất cả thiện chí và ước muốn xây dựng hoà bình của ông, của nhân dân Hoa Kỳ, cũng như của tất cả những ai yêu chuộng hoà bình.
Trước đó vài ngày, chủ tịch Gorbachov cũng đã trao tặng và nhận quà trong cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha. Nhà lãnh đạo của Liên Xô đã tặng cho Đức Thánh Cha một tập thánh vịnh in vào thế kỷ thứ 13 và 14, qua đó ông muốn khẳng định rằng những giá trị đạo đức và luân lý do tôn giáo đề ra là những nhân tố cần thiết cho việc xây dựng xã hội.
Đáp lại, Đức Thánh Cha đã tặng cho nhà lãnh đạo Liên Xô một quyển Tân Ước có ghi hàng chữ: “Ta là Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống”.
Đó là tất cả những tì mà Đức Gioan Phaolô II và qua ngài, toàn thể Giáo Hội có thê trao tặng cho một xã hội đã từ lâu muốn gạt bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống.
Riêng với bà Raissa, phu nhân của chủ tích Gorbachov, Đức Thánh Cha đã tặng một cỗ tràng hạt. Lòng yêu mến đối với Nữ Vương của hoà bình: đó là món quà cao quí nhất mà một vị Giáo Hoàng đã có thể tặng cho tất cả những aiđangmưu tìm hoà bình cho nhân loại.
Mùa Vọng là mùa của gởi thiệp và tặng quà Giáng Sinh.
chúng ta gởi thiệp chúc mừng đến những người thân thương quen thuộc đã đành, chúng ta cũnggởi đi những cánh thiệp xã giao đến những người chỉ một lần gặp gỡ, quen biết… Có một cánh thiệp nào, một quà tặng nào cho những người không quen biết, cho những người đầu ngõ cuối xóm mà chúng ta không hề muốn đưa mắt nhìn đến, cho nhữngngườ hành khất bên vệ đường, cho những kẻ không nhà không cửa, cho những đi đang rét run vì giá lạnh, vì cô đơn không?
Hãy nhiệt tình chào hỏi những người mà chúng ta ghét cay ghét đắng. Hãy làm hoà với những ai chúng ta vừa gây gổ. Hãy dọn một bữa ăn cho những người hành khất quen thuộc. Hãy thăm viếng một người bệnh đang chờ một lời anủi, đỡ nâng. Hãy san sẻ đôi chút với những người hàng xóm đang túng thiếu hơn ta.
Đó là những cánh thiệp, những món quà Giáng Sinh có giá trị nhất mà chúng ta có thể gởi đi ngay trong Mùa Vọng này, bởi vì đó là phần cao đẹp nhất của chúng ta.
23. MỘT CĂN NHÀ TRẬT TỰ
Giá trị của một ngôi nhà chính là được con người cư ngụ. Một mái nhà tranh nhưng đầy ấp tiếng cười tiếng khóc của trẻ thơ vẫn đầm ấm hơn một dinh thự cỏ trống. Chúng ta có thể xác quyết rằng sự sinh sống, sự hiện diện,sự cư ngụ của con người trong căn nhà đã gìn giữ và bảo trì nó khỏi hư nát. Nhưng một khi con người bỏ đi, cănnhà sẽ trở nên tồi tàn. Sức mạnh, vẻ đẹp, sự linh động, sự tồn tại của ngôi nhà chính là được cư ngụ.
Cũng giống như thế,đời sống của chúng ta phải là một ngôi nhà được cư trú, được chiếm ngự. Nhưng cư trú ở đây không có nghĩa là chất chứa những vật dụng lỉnh kỉnh. Sự đầm ấm của một ngôi nhà còn tuỳ thuộc ở sự sắpxếp, sự bài trí. Ngôi nhà càng lộn xộn, càng dơ bẩn, thì càng chật chội, càng nóng nực.
Đời sống của chúng ta có thể là một căn nhà đầy ắp, nhưng lại thiếu trật tự, thiếu ngăn nắp, thiếu sự hiện hữu linh động và những điều kiện tinh thần để bảo trì căn nhà đời sống của chúng ta.
Ngôi nhà của chúngta có thể là một cao ốc với không biết bao nhiêu những tầng lầu của lo lắng, đau buồn,bận bịu và sợ hãi. Chúng ta chất chứa cho cuộc sống chúng ta đầyắp, nhưng những chất chứa ấy chỉ làm cho ngôi nhà của chúng ta ra buồn thảm, nhơ bẩn.
Giáng Sinh sắp đến. Có lẽ gia đình nàocũng cố gắng trưng bày một máng cỏ, một hang đá trên bàn thờ, trong một góc phòng khách. Căn nhà của chúng ta như sáng hẳn lên, như vui hẳnlên, vì sự hiện diện của Hài Nhi Giêsu.
Trong niềm rạo rực của những ngày chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh, chúng ta hãy mở rộng căn nhà cuộc đời của chúng ta để cho Chúa đến chiếm ngự. Đãhai ngàn năm qua, ngài đãđi tìm một chỗ trú ngụ. Ngài đến gõ cửa từng tâm hồn con người. Có cònmột chỗ trống nào trong căn nhà của chúng ta không hay tất cả đều đã được chiếm ngự bởi không biết bao nhiêu thứ lỉnhkỉnh khác như đam mê, ích kỷ, hận thù, ganh ghét và bao tâm tình bất chính khác. Hãy để cho Ngài chiếm trọn cănnhà cuộc đời chúng ta và chúng ta sẽ nghe được khúc nhạc du dương của các thiên thần: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bìnhan dưới thế cho người thiện tâm”.
Bình an sẽ tràn ngập căn nhà của chúng ta, niềm vui sẽ toả lan trong căn nhà của chúng ta, ánh sáng sẽ chan hoà căn nhà của chúng ta nếu ch1ung ta để cho Ngài chiếm trọn.
Hôm nay đây, trong giờ phút này đây, Ngài cũng đang nói với chúng ta như đã từng nói với Giakêu: “Hôm nay đây, Ta sẽ đến và cư ngụ trong nhà ngươi”.
Cách đây hơn 10 năm, giữa quảng trường thánh Phêrô, một con người đến từ một thế giới chỉ có đe doạ, sợ hãi đã hô lớn: “Đừng sợ, hãy mở rộng cửa cho Đức Kitô”. hãy mở rộng cửa cho Đức Kitô, chúng ta sẽ được niềm vui trọn vẹn trong tâm hồn.
Ưu buồn, lo lắng vì không biết bao nhiêu khó khăn và thử thách trong cuộc sống,chúng ta hãy tin tưởng và vui lên vì sự cư ngụ của Chúa Giêsu chính là sức mạnh,chính là niềm tin của chúng ta.
24. CẶP KÍNH LÃO
Tại một viện dưỡng lão nọ, ai ai cũng cảm thấy vui, vì ngày Giáng Sinh sắp đến. Lễ Giáng Sinh không những là lễ của nhận qùa, mà còn là lễ của tặng quà nữa. Cho nên, dù không dư giả, các lão ông lão bà cũng cặm cụi suốt ngày để chuẩn bị một món quà gởi tặng cho thân nhân, người quen.
Duy chỉ có một bà lão xem chừng như dửng dưng trước những rộn rịp xung quanh. Bà ngồi trong một góc nhà, gậm nhắm từng nỗi cô đơn của mình. Bà không còn một người thân nào trêntrần gian này. Kỳ thực, bà còn một người con trai, nhưng người con ấy kể như đã chết với bà. Từ lâu, anh đã bị giam trong một trại khổ sai chung thân.
Dù vậy, đối với trái tim của một người mẹ, một đứa con, cho dù có đốn mạt đên đâu, vẫn là một người con. Cũng như những lão ông lão bà khác, người đàn bà đáng thương cũng đã có ý nghĩa gởi một món quà cho người con bạc phước của mình. Nhưng bà không có một đồng xu dính túi. Tất cả tài sản của bà chỉ là cặp kính lão còn đeo trên mắt… Người đàn bà ước ao được gởi cho người con của mình một gói thuốc lá. Một gói thuốc không là bao, nhưng gói trọn tình thương mà bà vẫn dành cho anh.
Bà đi trao đổi với các cụ già, nhưng không ai có gì để trao tặng bà. Cuối cùng, có một lão ông còn một gói thuối lá, loại thuốc mà có lẽ con trai bà ưa thích. Nhưng trong viện dưỡng lão này, dường như ai cũng sống theo nguyên tắc “có qua có lại”. Lão ông chỉ trao cho bà gói thuốc vời điều kiện bà cũng trao tặng cho ông một món quà nào đó.
Người đàn bà đàn lấy cặp kính khỏi đôi mắt và trao cho lão ông. Gương mặt người đàn ông sáng rỡ lên vì ông đã có thể đọc được tỏ tường. Cuộc trao đổi chấm dứt. Người đàn bà gói bao thuốc lại thànhmột món quà Giáng Sinh quí giá để gởi tặng cho con.
Trở lại góc phòng của mình, người đàn bà làm một cử chỉ máy móc: bà đưa tay lên mắt để sửa lại cặp kính lão. Nhưng cặp kính không còn nữa. Dù vậy, người đàn bà cảm thấy vui hơn bao giờ hết: bởi vì người con trai của ba nơi trại khổ sai sẽ vui vì nhận được quà Giáng Sinh, bởi vì lão ông trong viện dưỡng lão sẽ đọc được trong những ngày Giáng Sinh.
Quà tặng chỉ có ý nghĩa khi nó là biểu tượng của người tặng. Người tặng quà không chỉ gởi đi một cánh thiệp, một cái áo, một chiết bánh, một món đồ chơi, mà gói ghém tất cả tình cảm, sự biết ơn, lòng ngưỡng mộ, tâm tình thương mến của mình. Một cách nào đó, khi tặng quà, chúng ta muốn trao tặng chính bản thân mình.
Do đó, sự trao tặng nào cũng là một mất mát: mất mát một chút tiền của, mất mát một ít thời giờ. Sự mất mát càng lớn, thì quà tặng càng có giá trị. Bà cụ trong viện dưỡng lão trên đây quả thực đã mất mát nhiều: bà đã mất đi một phần ánh sáng của mình. Nhưng bù lại, niềm vui của người con và niềm vui của người đồng viện của bà sẽ lớn hơn. Mất đi một chút ánh sáng để cho ngườ khác được thấy, chấp nhận một chút đau khổ để cho người khác được vui, thua thiệt một phần để cho người khác được cười: đó là tất cả ý nghĩa của sự tặng quà đích thực.
Nhưng đó cũng là niềm vui đích thực, bởi vì niềm vui của người chính là niềm vui của ta. Mục đích của quà tặng là làm cho người khác được vui. Do đó, niềm vui của người khác phải là quà tặng đích thực mang lại niềm vui cho ta.
Đó chính là nghịch lý của Kitô giáo chúng ta. Càng trao ban, càng mất mát, chúng ta càng được nhận lãnh.
Chúng ta sẽ khám phá được nghịch lý ấy trong những ngày mừng lễ Giáng Sinh. Niềm vui của Thiên Chúa, vinh danh của Ngài, quà tặng cao cả nhất mà Ngài đã trao tặng cho chúng ta đó là Người Con Một của Ngài. Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài.
Chúng ta đón nhận quà tặng của Thiên Chúa với tất cả cảm mến tri ân. Nhưng mùa Giáng Sinh không chỉ là mùa của nhận quà, mà còn là mùa của tặng quà nữa. Chúng ta hãy dâng tặng Thiên Chúa tất cả con người của chúng ta.
25. PHÉP LẠ GIÁNG SINH
Hằng năm, cứ đêm Giáng Sinh, Hài Nhi Giêsu thường đi một vòng rảo qua khắp các làng mạc và đô thị để tặng quà cũng như nhận quà và phân phát cho những ai cần đến.
Năm nay, tại một đô thị no, Ngài đang cần một món quà không dễ tìm ra: đó là một quả tim lành mạnh để thay thế cho quả tim của một người bệnh đang hấp hối.
Bệnh nhân có quả tim gần như ngừng đập này là một nhân vật nổi tiếng trong cả nước: đó là bộ trưởng tài chính!
Tất cả các bác sĩ trong nước đều bó tay. Cuối cùng, họ mới chạy đến với Hài Nhi Giêsu, vì tin tưởng rằng ít ra trong đêm Giáng Sinh, Ngài sẽ làm một phép lạ. Nhưng Hài Nhi Giêsu trả lời với các bác sĩ: “Không phải Ta là người phải làm phép lạ, nhưng chính là lòng quảng đại của một người sẵn sàng dâng hiến quả tim của mình”.
Tin tưởng ở lòng người, Hài Nhi Giêsu đã đến gõ cửa nhà của thân nhân, bạn hữu của vị bộ trưởng. Họ đang mừng lễ Giáng sinh: cây Giáng Sinh của họ đầy những hoa đèn và quà tặng, bàn ăn của họ đầy những thịt rượu và của ngon vật lạ. Họ đang ăn uống say sưa… Vừa thấy Hài Nhi đứng trước cửa nhà, họ tưởng Ngài là một cậu bé vô lại phá đám, cho nên đã tống khứ Ngài đi càng sớm càng tốt.
Hài Nhi Giêsu buồn bã bỏ đi… Nhưng Ngài vẫn chưa thất vọng về tình người. Lần này, Ngài đến gõ cửa của những người thân cận vị bộ trưởng. Họ là những người đã từng bán đứng lương tâm, chối bỏ phẩm giá của mìnhđể tìm kiếm lạy lục một chút cặn bã của vinh hoa, lợi lộc phù phiếm. Hài Nhi Giêsu nghĩ thầm ít ra đâycũng là dịp để họ tỏ lòng gbiết ơn đối với ông bộ trưởng. Nhưng tất cả đều lắc đầu từ chối, trái tim của họ đang hướng đến người sẽ lên thay thế ông bộ trưởng trong những ngày gần đây.
Hài Nhi Giêsu lại tiếp tục đi gõ cửa từng nhà, nhưng ai cũng đang bận bịu với cuộc vui đêm Giáng Sinh.
Ngài đi, đi mãi trong đêm, để rồi mệt lả không còn lê bước nữa. Ngài ngồi xuống bên vệ đường ven đô thị. Ngài đang miên man nghĩ đến tình gnười thì bỗng dưới ánh đèn đường mờ ảo, một bóng đen thất thiểu tiến lại gần Ngài. Con người này xem chừng như không biết lễ Giáng Sinh là gì. Quần áo bẩn thỉu, dáng đi ngập ngừng. Trên vai của anh đeo lủng lẳng một chiếc đàn vĩ cầm cũ kỹ. Đó là tất cả vốn liếng của một kẻ lãng tử. Vừa thấy em bé ngồi tiu nghỉu bên vệ đường, anh mới dừng lại, lấy chiếc đàn ra và dạo lên những khúc nhạc du dương, trầm buồn. Bản nhạc bỗngmang lại hy vọng cho Hài Nhi. Trên môi Ngài, một nụ cười bé thơ cũng vừa hé mở. Còn người lang thang phiêu bạt này, con người không có lấy một mái nhà để nương náu, không có được một ngày lễ trong cuộc sống, không biết được đêm nay là đêm Giáng Sinh: vậy mà con người ấy có được một trái tim quảng đại sẵn sàng dâng hiến!
Hài Nhi Giêsu đến nắm tay anh, đưa anh vào bệnh viện. Tại đây, với nụ cười tươi nở trên môi, anh để cho các bác sĩ khoét vào lồng ngực của anh để lấy quả tim quảng đại của anh và đặt vào chỗ của quả tim đang thoi thóp của ông bộ trưởng tài chính.
Cuộc ghép tim vừa chấm dứt, thì mọi người đã có thể chứng kiến được phép lạ. Ông bộ trưởng với quả tim quảng đại và yêu đời của người lãng tử đứng dậy khỏi giường và bắt đầu ca hát.
Ông đã ném đi quả tim chỉ biết rung động vì tiền của, để thay thế bằng quả tim quảng đại biết ca hát, và sẵn sàng tự hiến cho người.
26. ÔNG GIÀ NOEL
Tháng 9 năm 1987, một bé gái 8b tuổi tên là Virginia đã viết cho một tờ báo Công Giáo Hoa Kỳ để hỏi về ông già Noel. Câu hỏi của cô bé là: ông già Noel có thật không?
Vài ngày sau, trên mục quan điểm của tờ báo, người ta đọc được câu trả lời của ông chủ nhiệm kiêm chủ bút như sau: “Virginia yêu dấu của bác. Điều trước tiên bác muốn nói với cháu là: các bạn của cháu thật là sai lầm khi bảo rằng không có ông già Noel. Các bạn của cháu đã bị tiêm nhiễm bởi trào lưu hoài nghi. Họ nghĩ rằng chỉ có thể tin được những gì họ thấy tận mắt. Họ nghĩ rằng không có gì có thể có được nếu trí khôn nhỏ bé của họ không hiểu được.
Virginia yêu dấu, tất cả mọi trí khôn của loài người, dù là của trẻ em, dù là của người lớn, tất cả đều nhỏ bé. Trong cái vũ trụ bao la này, con người chỉ là một con kiến nhỏ bé.
Virginia ạ, ông già Noel có thực. Ông có thực cũng như tình yêu và lòng quảng đại nhờ đó cuộc sống của cháu trở thành vui tươi và xinh đẹp. Bé ơi, nếu không có ông già Noel thì thế giới của chúng ta sẽ như thế nào? Không có những tâm hồn ngây thơ trong trắng của những trẻ thơ như cháu thì thế giới của chúng ta sẽ như thế nào? Không có một niềm tin của trẻ thơ như cháu thì kh6ng có một áng văn, một dòng thơ nào có thể làm cho cuộc sống của chúng ta đáng sống nữa. Không có một niềm tin của trẻ thơ thì ánh sáng vĩnh cửu đang lấp đầy thế giới cũng sẽ tắt dần.
Virginia, nếu cháu không còn tin ở ông già Noel nữa, thì cháu cũng chẳng còn tin ở chuyện thần tiên nữa. Có thể cháu sẽ yêu cầu bố cho người ngồi canh ở lò sưởi, ở cuối giường để bắt cho được ông già Noel… Nhưng cho dù cháu không bắt được ông già Noel đi nữa, điều đó ý nghĩa gì? Chưa có ai đã thấy ông già Noel, nhưng cũng chưa có ai chứng minh được là không có ông già Noel. Những điều có thực nhất trtong thế giới của chúng ta đó là những điều mà trẻ con và ngay cả người lớn cũng chưa từng thấy.
Cháu có bao giờ thấy các nàng tiên nhảy múa trên thảm cỏ chưa? Dĩ nhiên là chưa. Nhưng có ai chứng thực được các nàng tiên không có không? Khôngai có thể có khái niệm hay tưởng tượng được bao kỳ diệu chưa thấy hoặc không thể thấy được trong thế giới của chúng ta.
Chỉ có đức tin, chỉ có tình yêu mới có thể vén mở được bức màn bí mật của thế giới chúng ta.
Nhờ ơn Chúa, ông già Noel vẫn sống và tiếp tục sống, cháu Virginia ạ. Ông già Noel sẽ tiếp tục làm cho tâm hồn trẻ thơ được tràn đầy hoan lạc”.
Lá thư gởi cho cô bé Virginia trên đây đưa chúng ta vào trung tâm điểm của ngày Giáng Sinh: Giáng Sinh là lễ của nhi đồng, bởi vì nhân vật chính của ngày lễ làmột Em Bé. Một Em Bé cũng như muôn nghìn em bé sinh ratrên cõi đời này. Em Bé đó chính là niềm vui và hy vọng cho tất cả mọi người.
Cùng với Em Bé đó, tất cả các em bé đều mang lại niềm vui cho mọi người trong mùa Giáng Sinh. Bầu khí Giáng sinh là bầu khí của nhi đồng. Từ hoa đèn, âm nhạc cho đến quà cáp, tất cả đều hướng về các em nhi đồng… Người cho đã vui mà người nhận còn vui hơn: chính các em bé là những người đã dạy cho người lớn biết vui với niềm vui ban phát. Bao lâu con người còn có thể mở cửa tâm hồn, bao lâu con người còn có thê mở rộng bàn tay để ban phát, để chia sẻ thì bấy lâu ông già Noel của hy vọng, của quảng đại, của hân hoan vẫn còn sống mãi trong tâm trí của trẻ em và không biết bao nhiêu người sầu khổ.
Giáng Sinh là ngày của nhi đồng do đó cũng là lễ của hoà bình. Một em bé sinh ra là một hy vọng mới chớm nở. Hy vọng là tên mới của hoà bình. Còn hy vọng là còn muốn xây dựng. Xây dựng trên mầm sống đã đành mà còn xây dựng trên những đổ vỡ, mất mát.
Qua Hài Nhi Giêsu, tất cả các em bé trên thế giới đang nhắm gởi đến tưng ngừơi trong chúng ta niềm hy vọng vào thiện chí của con người. Hoà bình là hoa quả của hy vọng. Còn tin nơi con người, chúng ta còn có thể xây dựng hoà bình.
27. NGẠC NHIÊN
Tại miền Provence thuộc miền Nam nước Pháp, có một máng cỏ khá nổi tiếng. Trong số các nhân vật trong máng cỏ, du khách thường chú ý đến một con người nhỏ bé với hai bàn tay mở ra trống trơn, nhưng gương mặt lại để lộ một vẻ ngạc nhiên khó tả. Chính vì thế mà người ta đặt tên cho nhân vật này là “ngạc nhiên”.
Người địa phương thường giảithích về sự ngạc nhiên trên gương mặt của nhân vật này bằng một câu chuyện như sau: Một hôm tất cả các nhân vật trong máng cỏ, kể cả mấy chú bò lừa, đều tỏ ra khó chịu đối với nhân vật có tên là “ngạc nhiên” này, bởi vì anh ta không có gì để mang tặng cho Chúa Hài Nhi, ngoài hai bàn tay trắng của anh. Họ sỉ vả anh như sau: “Mày không biết xấu hổ sao? Mày đến chầu Hài Nhi Giêsu mà không mang theo gì cả?”.
Nhưng con người có tên là “ngạc nhiên” ấy không để lộ một phản ứng nào, đôi mắt của anh vẫnmở to và chăm chú nhìn vào Hài Nhi Giêsu.
Những lời rủa sả cứ tiếp tục trút xuống trên anh, đến độ Đức Maria phải lên tiếng để biện hộ cho anh như sau: “Quả thực anh “ngạc nhiên” đã đến với Hài Nhi Giêsu với hai bàn tay trắng. Nhưng anh đã mang đến món quà cao đẹp nhất: đó là sự ngạc nhiên của anh! Điều này có nghĩa là tình yêu bao la của Thiên Chúa đã chiếm trọn tâm tư của anh”.
Và Đức Mẹ kết luận như sau: “Thế giới này sẽ kỳ diệu biết bao nếu luôn có những con người như anh “ngạc nhiên”, biết ngây ngất vì ngạc nhiên”.
Người ta thường nói: “ngạc nhiên” là khởi đầu của khám phá. Có biết ngạc nhiên, có biết đặt câu hỏi, người ta mới đặt ra giả thuyết rồi mớitìm tòi, khảo sát và khám phá… Sự tiến bộ của loài người bắt nguồn từ chính sự ngạc nhiên. Trong lãnh vực siêu nhiên cũng thế, Thiên Chúa đã ban cho con người khả năng biết ngạc nhiên, biết chiêm ngắm để khám phá ra tình yêu bao la của Ngài. Cả vũ trụ là một quyển sách luôn được mở ra để mời gọi con người tìm đọc được lời ngỏ yêu thương của Chúa. Lịch sử của nhânloại, cuộc đời của mỗi người cũng là một kỳ công, qua đó Thiên Chúa không ngừng bày tỏ tình yêu của Ngài.
Đức Kitô phục sinh mang lại cho chúng ta sức sống mới và đôi mắt mới. Với đôi mắt mới ấy, chúng ta không ngừng được mời gọi để đi vào sự ngạc nhiên và ngây ngất trước tình yêu của Thiên Chúa. Tình yêu ấy nhiệm mầu đến nỗi chúng phải vượt qua nhãn giới bình thường của chúng ta để nhìn thấy được và cảm nếm được những gì không nằm trong sự đo lường, tính toán của chúng ta. Do đó, người có cái nhìn ngạc nhiên và ngây ngất luôn phó thác cho tình yêu của Chúa. Trong lúc thịnh vượng, họ thốt lên lời ca chúc tụng tri ân đã đành, mà đứng trước thất bại, khổ đau, mất mát, họ cũng vẫn có thể nhìn ra dấu ấn tình yêu của Chúa.
28. NHỮNG VỊ THÁNH VÔ DANH
Có một vị thánh nọ thánh thiện đến độ, không hề dám có ý nghĩ rằng mình là một con người thánh thiện.
Ngày kia, một thiên thần đến nói với ngài: “Chúa sai tôi đến gặp ngài. Ngài hãy xin bất cứ điều gì ngài muốn. Chúa sẽ ban cho ngài. Vậy ngài có muốn được ơn chữa bệnh không?”.
Vị thánh trả lời: “Không. Thà để cho chính Chúa chữa trị thì tốt hơn”. Vị sứ thần đề nghị điều khác: “Ngài có muốn đem những người tội lỗi trở về đường công chính không?”.
Vị thánh cũng lắc đầu từ chối: “Không. Cải hoá tâm hồn con người không phải là việc của tôi. Đó là công việc của các thiên thần”. Vị sứ giả của Chúa mới gợi ý thêm: “Ngài có muốn trở thành một mẫu gương để thiên hạ tuôn đến bắt chước không?”.
Vị thánh cũng khiêm tốn trả lời: “Không. Bởi vì làm như thế tôi sẽ trở thành turng tâm thu hút sự chú ý”. Thiên thần mới hỏi: “Vậy thì ngài mong muốn điều gì?”. Vị thánh trả lời: “Ơn Chúa, có ơn Chúa, đó là điều tôi hằng khao khát”.
Vị thiên thần được Chúa sai đến vẫn chưa chịu bỏ cuộc, nên đề nghị lần cuối cùng: “Ngài phải xin một phép lạ. Nếu không tôi đành phải để cho phép lạ xảy ra vậy”. Vị thánh của chúng ta đành phải ưng thuận: “Vậy thì tôi xin điều này: ước gì mọi việc thiện được thực thi qua tôi mà tôi không hề hay biết”. Thế là để cho lời ước của vị thánh được thành sự, Thiên Chúa ban cho cái bóng phía sau của ngài được mọi thứ quyền năng. Nơi nào có cái bóng phía sau lưng ngài đi qua, thì nơi đó, người bệnh được lành, đất đai trở thành phì nhiêu, nguồn suối phát sinh sự sống, niềm vui trở lại trên những gương mặt sầu khổ.
Nhưng vị thánh không hề hay biết điều đó, vì dân chúng chú ý đến cái bóng đến độ quên hẳn con người.
Hôm nay Giáo Hội kính nhớ các thánh an hhài, những vị thánh đã chết vì Đức Kitô mà cũng không hề hay biết rằng mình phải chết vì Ngài. Các trẻ em ấy là kiểu mẫu của không biết bao nhiêu vị thánh vô danh.
Có những Mẹ Têrêxa Calcutta, những linh mục Pierre mà thế giới không ngừng nhắc đến, nhưng cũng có không biết bao nhiêu những người cha, người mẹ, người chồng, người vợ ngày ngày âm thầm hy sinh trong không biết bao nhiêu công việc vô danh, phiền toái mỗi ngày. Có biết bao nhiêu người đang âm thầm đau khổ và hy sinh cầu nguyện mà không thể thấy được kết quả của lời cầu nguyện của mình. Có biết bao nhiêu người âm thầm phục vụ tha nhân cách này hay cáchkhác mà không hề được đền đáp hoặc nhắc nhớ.
Trong ánh sáng của mầu nhiệm Giáng Sinh, chúng ta được mời gọi để tìm thấy giá trị của những hy sinh âm thầm từng ngày. Sự thinhlặng bé nhỏ của Hài Nhi Giêsu trong hang đá Bêlem, 30 năm âm thầm của Ngài tại Nagiarét: đó là ý nghĩa của cuộc sống phiền toái, độc điệu mỗi ngày của chúng ta. Hài Nhi Giêsu mời gọi chúng ta nhận ra giá trị của cuộc sống ấy. Thiên Chúa thi ân tuỳ theo cách thế Ngài muốn. Cuôc sống âm thầm và hy sinh từng ngày của chúng ta là một trong muôn nghìn cách thế thi ân của Ngài mà chúng ta không thể đo lường được. Ngoài sự tưởng tượng và dự đoán của chúng ta, những hy sinh từng ngày của chúng ta được Chúa dùng như cái bóng vô hình nhờ đó Ngài thông ban muôn ơn lành cho người khác.
29. HOÀNG TỬ VÀ CẬU BÉ NGHÈO
Văn hào Anh Mark Twain cách đây ba thế kỷ, có viết một quyển tiểu thuyết mang tựa đề “Hoàng tử và cậu bé nghèo”. Chuyện kể lại tình bạn của hai cậu bé giống hệt nhau khiến người ta tưởng là sinh đôi. Một trong hai cậu bé tênlà Edward, hoàng tử xứ Galles. Còn Tom Canty, người bạn của vị hoàng tử, lại là một cậu bé con nhà nghèo.
Một ngày kia, hai cậu bé có ý nghĩ ngộ nghĩnh là thay đổi địa vị xã hội. Tom vào thế chỗ của vị hoàng tử Edward trong triều đình, còn Edward thì khoát lên mình mảnh áo rách rưới và bắt đầu cuộc phiêu lưu. Cậu lang thang đầu đường xó chợ bên cạnh những người cùng cực nhất trong xã hội.
Thế nhưng một lúc nào đó, hai cậu bé cũng cảm thế mệt mỏi với trò chơi đầy phiêu lưu này. Edward mới sực tỉnh về ngôi vị hoàng tử của mình. Trong bộ áo rách rưới nhơ bẩn, cậu tìm đủ mọi cách để chứng minh rằng mình là hoàng tử nối ngôi của xứ Galles. Nhưng cảnh sát đã không tin… Thế là hoàng tử Edward đành phải lặng lẽ bước vào tù vì tội giả mạo.
Giữa lúc Tom, cậu bé nghèo, sắp sửa được tấn phong làm vua, thì hoàng tử Edward xuất hiện… Không mấy chốc cậu đã được phục hồi trong ngôi vị hoàng từ của cậu. Chính nhờ kinh nghiệm của nhữngtháng này làm người ăn xin, lang thang đầu đường xó chợ với những người cùng khổ, mà Edward đã trở thành một vị vua đạo đức và giàu lòng thương người.
cũng giống như câu chuyện trên đây. Thiên Chúa đã đến giữa loài người để hoàn đổi vị thế với chúng ta. Ngài mặc lấy thân xác nghèo hèn cua chúng ta để chúng ta được mang lấy tước phẩm được làm con Chúa. Nhờ ân sủng của ngài, Ngài chia sẻ với chúng ta sự sống thần linh và đón nhận trong thân xác Ngài tất cả những hệ luỵ của kiếp sống khổ đau của con người.
Mang lấy trong thân xác Ngài khổ đau của nhân loại, Chúa Giêsu đã tự đồng hoá với từng người, nhất là những người khổ đau.
Đồng hoá mình với những người đau khổ, Chúa Giêsu vạch ra cho chúng ta con đường để gặp gỡ Ngài: Ngài hiện diện trong những đau khổ, bé mọn nhất. Tiếp rước những người đó chính là tiếp rước Ngài.
Thiên đàng là một gặp gỡ triền miên với Chúa, nhưng cuộc gặp gỡ này chỉ được chuẩn bị bằng những gặp gỡ của chúng ta với tha nhân. Chúng ta sẽ nhận ra Chúa hay không là tuỳ thuộc ở những gặp gỡ của chúng ta với tha nhân. Chúng ta tiếp nhận tha nhân, chúng ta sẽ gặp được Chúa. Chúng ta khước từ tha nhân, chúng ta cũng khước từ chính Chúa.
Tha nhân là bí tích của Thiên Chúa. Chính trong tha nhân mà chúng ta phải nhận ra và yêu mến Chúa.
Nơi bàn thờ, vị linh mục đọc lại lời của Chúa Giêsu: Này là Mình Ta, này là Máu Ta… Khi chỉ cho chúng ta mỗi một con người, có lẽ Chúa Giêsu cũng sẽ nói: “Này là Mình Ta…”. Thánh lễ là một cuộc gặp gỡ với Chúa. Cuộc gặp gỡ này chỉ có ý nghĩa và giá trị nếu trong cuộc sống hằng này, chúng ta cũng biết nhận ra Chúa trong từng cuộc gặp gỡ với tha nhân… Xin Chúa thêm đức tin để chúng ta có thể nhận ra Chúa Giêsu trong tha nhân, nhất là những người cùng khổ, bé mọn trong xã hội.
30. SỰ CHỌN LỰA CỦA CHÚA
Vào dạo tháng 12/1987, Đức Hồng Y Jean Marie Lustiger, đương kiêm Tổng Giám Mục Paris, Pháp quốc, đã cho xuất bản một quyển sách mang tựa đề “Sự chọn lựa của Thiên Chúa”. Qua tựa đề này, ai cũng đoàn được đây là một quyển tự thuật ghi lại cuộc hành trình đức tin của ngài.
sinh ra trong một gia đình Do Thái sùng đạo, ông ngại là một thày Rabbi uyên thâm, Jean Marie Lustiger đã tự ý trở lại với đức tin Công Giáo vào năm 14 tuổi. Hành động này của Jean Marie dĩ nhiên đi ngược lại với xác tín của gia đình, nhất là mẹ của cậu. Trước khi bị đưa lên xe chở qua trại tập turng Đức quốc xã ở Auschwitz, bà còn nói với các con: “Các con hãy giữ mình, chớ theo đạo Công Giáo. Đây là một cơn bệnh hiểm nghèo”.
Nhưng tiếng Chúa còn mạnh hơn sự cảnh cáo của người mẹ. Cũng giống như thi sĩ Paul Claudel khi ngắm nhìn ánh nến lung linh trên bàn thờ, bỗng nhận ra tiếng gọi của Chúa, Jean Marie Lustiger cũng đã nghe được tiếng gọi thầm kín ấy một ngày thứ năm tuần thánh nọ khi cậu bước vào nhà thờ chính toà Orleáns. Dân chúng đứng chen chúc đông nghẹt trong nhà thờ. Nhưng ngày hôm sau, khi cậu trở lại, nhà thờ bỗng trống vắng… Nhưng chính trong mỗi trống vắng của ngày thứ sáu tuần thánh đó mà Jean Marie Lustiger đã nhận ra tiếng gọi của Chúa.
Qua quyển tựthuật trên đây, Đức Hồng Y Jean Marie Lustiger tuyên xưng rằng “ơn cứu rỗi và sự hiện diện thầm kín của Đấng cứu thế trong nhân loại là một mầu nhiệm của lòngthương xót”. Thiên Chúa yêu thương con người một cách lạ lùng. Ngài mời gọi con người trên muôn vạn nẻo đường của con người. Do đó, theo Đức Hồng Y Lustiger, hy vọng, chính là tin rằng Thiên Chúa không bao giờ thất vọng về con người.
Tin Mừng được loan báo như một vết dầu loang. Chính nhờ trung gian của nhiều người khác nhau mà Thiên Chúa ngỏ lời với con người. Nói như thi sĩ Paul Claudel, Thiên Chúa viết bằng những đường cong. Những đường con mà Thiên Chúa không ngừng viết để ngỏ với chúng ta chính là cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Mỗi một biến cố xảy đến, mỗi một cuộc gặp gỡ là một lời ngỏ của Thiên Chúa. Chính qua trung gian của những biến cố đó mà Thiên Chúa ngỏ lời với chúng ta. Do đó, người Kitô sẽ không ngừng thức tỉnh để lắng nghe tiếng nói của Thiên Chúa. Trong giấc ngủ say như cậu bé Samuel, trong một buổi trống vắng của ngày thứ sau tuần thánh như trường hợp của Jean Marie Lustiger, trong niềm vui của gặp gỡ, của thịnh đạt, trong đau khổ của bệnh tật, mất mát: tiếng nói của Thiên Chúa vẫn vang dội trong lòng người.
Chúng ta biết rằng cuộc đời của mỗi người trong chúng ta là lịch sử của một ơn gọi. Mỗi người chúng ta không phải là một con số trong năm tỉ người đang sống trên mặt đất, nhưng là một lịch sử cá biệt trong tình thương của Chúa. Tiếng Chúa gọi chỉ ngỏ với từng người mà thôi. Tên gọi của từng người chúng ta có một âm vang đặc biệt trong tiếng gọi của Chúa. Mỗi người chúng ta chỉ có thể nói: Thiên Chúa yêu thương gôi và chỉ mình tôi mà thôi… Trong muôn nghìn đau khổ của cuộc sống, mỗi người chúng ta hãy lặp lời lời tuyên xưng của thánh Gioan tông đồ: “Thiên Chúa là Tình yêu”, Ngài đang yêu thương tôi.
31. LẼ SỐNG
Ngày xưa cómột ông vua, tuổi đã quá ngũ tuần mà vẫn chưa xem được một quyển sách nào. Bộ sách mà ông thèm khát được đọc nhất là bộ “lịch sử loàingười”. Nhưng khốn nỗi, cuộc đời của ông, tứ mái đầu xanh cho đến tóc điểm bạc, không lúc nào được rảnh rang. Đời ông luôn luôn sống trên lưng ngựa, nằm sưng, gối tuyết trên bãi chiến trường. Nay chinh phục nước này, maingăn chặn nước kia xâm lăng. Mắt ông chỉ thấy có gươm giáo và máu lửa. Ông rất ân hận vì chưa đọc được một trang sách của thánh hiền… Nay nước nhà đã ohà bình, ông muốn dành thời giờ còn lạiđể đọc cho kỳ được bộ lịch sử loài người, để tìm xem con người xưa nay sống để làm gì? Nhưng tuổi ông đã cao, mà bộ sách lại quá dày. Biết sức mình không thể đọc hết bộ sách, cho nên nhà vua mới ra lệnh cho viên sử thần làm hộ cho mình công việc ấy. Với sự giúp đỡcủa một ban gồm 50 người, viên sử thần mới bắt tay ngày đêm miệt mài đọc sách.
Sau 10 năm cắm cúi đọc sách, viên sử thần đã có thể tóm tắt bộ lịch sử loài người thành 10 quyển sách, và cho mang vào trình lên nhà vua. Nhưng vừa nhìn thấy 10 quyển sách và đo lường tuổi tác của mình, nhà vua lại cảm thấy không đủ sức để đọc hết bộ sách đã được rút ngắn. Nhà vua mới đề nghị cho uỷ ban làm việc thêm một thời gian nữa. Sau 5 năm liền làm việc thêm, uỷ ban đã tóm lược lịch sử loài người thành 5 quyền. Nhưng khi uỷ ban mang 5 quyển sách vào ra mắt nhà vua, thì cũng chính là lúc nhà vua đang hấp hối trên giường bệnh. Biết mình không thể đọc được dù một trang sách, nhà vua mới thều thào nói với viên trưởng ban tu sử hãy tóm tắt bộ lịch sử loài người thành một câu mà thôi. Vị trưởng ban tu sử mới tâu với nhừ vua như sau: “Hạ thần xin vâng mạng. Lịch sử loài người từ khai thiên lập địa đến giờ là: loài người sinh ra để khổ rồi chết”. Nhà vua gật đầu. Đôi môi khô héo của nhà vua bỗng nở nụ cười mãn nguyện… rồi tắt thở. Và giữa lúc ấy, vị trưởng ban tu sử cũng nấc lên mấy tiếng rối trút hơi thở cuối cùng.
Hôm nay là ngày cuối năm. Nhìn lại một năm qua với không biết baonhiêu đóikhổ, chiến tranh, chết chóc cho nhân loại cũng như cho chính bản thân, có lẽ nhiều người cũng sẽ đi đến kết luận bi quan như viên trưởng ban tu sử trong câu chuyện trên đây: “Loàingười sinh ra để khổ rồi chết”.
Đi qua mô đoạn đường trong cuộc lữ hành trần gian, Giáo Hội muốn chúng ta mặc lấy thái đọ hân hoan và lạc quan. Bài ca trên môi miệng của chúng ta trong ngày hômnay không phải là bài ca bi ai, tả oán, mà phải là bài ca “Te Deum”, ngợi khen Chúa, cảm tạ Chúa. Ngợi khen Chúa, cảm tạ Chúa bởi vì vinh quang của Ngài là con người được sống. Ngài là Thiên Chúa của kẻ sống chứ không phải của người chết.
Không chối bỏ thực tại của khổ đau, chết chóc, nhưng chúng ta luôn được mời gọi để không nhìn vào đó như tiếng nói cuốicùng, như ngõ cụt. Bởi vì vinh quang của Thiên Chúa là con người được sống, cho nên hướng đi của lịch sử loài người không phải là ngõ cụt của sự chết, mà là sự sống. Bên kia khổ đau, chết chóc, cuộc sống vẫn còn tiếp tục có ý nghĩa và đáng sống.
Còn tâm tình nào xứng hợp trong ngày cuối năm cho bằng cảm tạ và phó thác. Cảm tạ và phó thác cho Chúa bởi vì Ngài vẫn luôn là Thiên Chúa của tình yêu, Thiên Chúa của sự sống. Cảm tạ và phó thác cho Chúa bởi vì Ngài là Đường, là Sự Thật và là Lẽ Sống của chúng ta. Cảm tạ và phó thác cho Chúa vì cuộc sống này vẫn tiếp tục có ý nghĩa và đáng sống.