Tìm Hiểu về Quê Hương Chúa Giêsu

PALESTINA, QUÊ HƯƠNG CHÚA GIÊSU

1. Vị trí, diện tích, hình thể

Cuộc đời dương thế của Chúa Giêsu đã diễn ra trong khoảng đất nối liền Syria với Ai Cập dọc theo bờ biển Địa Trung Hải. Khoảng đất đó, trải qua bao thế hệ, đã có nhiều tên khác nhau và biên giới cũng không duy nhất. Ngày nay, cũng như trong tác phẩm của Hêrôđôtô Hêrôđôtô là một sử gia Hy lạp (thế kỷ V trước công nguyên)., người ta gọi khoảng đất đó là Palestina.

Palestina mạn đông giáp sa mạc Syria và Ả-rập, mạn tây giáp Địa Trung Hải. Phía nam và phía bắc biên giới không được rõ ràng lắm, tuy nhiên có thể lấy thung lũng chạy ngang từ phía nam núi Liban đến núi Hermon làm giới hạn về phía bắc và xứ Idumêa và những miền hoang vu phía nam Bersabêa và Biển Chết làm giới hạn về phía nam. Trong Cựu Ước thường dùng kiểu nói “từ Dan đến Bersabêa” để chỉ lãnh thổ mà dân Do-thái cư ngụ.

Palestina ở vào 310 – 33020 vĩ bắc và 34020 – 360 kinh đông. Chiều dài từ chân núi Liban tới Bersabêa là 230 km; chiều rộng tối thiểu từ Địa Trung Hải tới sông Giordan là 37 km và tối đa là 150 km (ở mạn nam Biển Chết). Diện tích phía tây sông Giordan là 15.643 km2 và phía đông (Transjordania) là 9.481 km2. Tổng cộng 25.124 km2 (Việt Nam : 335.000 km2).

Thung lũng Giordan chia Palestina làm hai miền. Thung lũng này là một hiện tượng địa lý duy nhất trên địa cầu. Thung lũng này bắt đầu từ núi Taurus qua xứ Celesyria, Palestina rồi tiếp tục theo phía đông bán đảo Sinai tới Biển Đỏ. Ở phía bắc thành Dan còn cao hơn Địa Trung Hải 550 m, chỉ 10 km về phía nam đã xuống tới 2 m và khi tới hồ Tibêriađê mặt nước đã xuống tới 208 m thấp hơn Địa Trung Hải, đến Biển Chết thì mặt nước thấp hơn
Địa Trung Hải 392 m.

Giữa thung lũng này có sông Giordan phát nguyên từ núi Hermon chảy qua hồ El-Hulê và hồ Tibêriađê, rồi đổ vào Biển Chết. Từ nguồn đến cửa sông theo đường thẳng dài độ hơn 200 km, nhưng vì chảy quanh co nên dòng sông dài 360 km. Hồ El-Hulê dài độ 6 km, sâu từ 3 đến 5 m. Hồ Tibêriađê, cũng gọi là hồ Gennezareth, dài 21 km, rộng tối đa 12 km, sâu 45 m, nước hồ trong, xanh biếc và có nhiều cá. Biển Chết dài 85 km, rộng 16 km, sâu 423 m. Nước biển có nhiều nhựa lịch thanh (bitume) và muối vì thế không có sinh vật nào sống trong đó được.

Miền duyên hải từ núi Liban đến núi Carmel rộng từ 2 đến 6 km, phía trong là đồi núi. Từ núi Carmel xuống phía nam đến Gaza, bờ biển đồng đều và theo đường thẳng, có chỗ rộng tới 20 km. Miền này có hải cảng Akko, Haifa và Jaffa (Joppé). Giữa hải cảng Haifa và Jaffa, Hêrôđê đại vương đã xây thêm hải cảng Cesarêa. Từ núi Carmel đến Jaffa gọi là bình nguyên Saron phì nhiêu, từ Jaffa trở xuống phía nam là bình nguyên Philistêa (Sephêla) hay xứ những người Pelishtim. Danh từ Palestina là một danh từ phái sinh của danh từ này.

Bình nguyên Esdrelon từ mạn bắc núi Carmel trải dài theo hướng đông nam chia phần đất phía tây sông Giordan làm hai phần : phía bắc là xứ Galilêa, phía nam là xứ Samaria và Giuđêa. Xứ Galilêa về phía bắc có nhiều núi, phía nam là bình nguyên Esdrelon. Miền duyên hải xứ Samaria và Giuđêa là đồng bằng, miền giữa là đồi núi, thấp dần về phía sông Giordan.

Miền bên kia sông Giordan (Transjordania) là một miền đồi núi, thời Chúa Giêsu chia làm ba miền : Trachonitiđê ở mạn đông bắc hồ Tibêriađê, Thập Tỉnh ở mạn đông nam hồ và Pêrêa bên đông sông Giordan và Biển Chết, đối diện với xứ Samaria và Giuđêa.

2. Dân cư

Galilêa là quê hương Chúa Giêsu và là khởi điểm Kitô giáo, nhưng trong lịch sử Do-thái không quan trọng là bao vì dân cư không được đông đúc và xa trung tâm quốc gia ở mạn nam.

Thời Chúa Giêsu, xứ Giuđêa với thủ đô Giêrusalem là trung tâm sinh hoạt tôn giáo Do-thái.

Dân xứ Samaria khác với dân Do-thái về chủng tộc và tôn giáo. Họ là con cháu những người thuộc Mêsopotamia mà những người Assyri đã di dân đến đó vào thế kỷ VIII trước Công nguyên và những người Israel vô sản đã ở lại sau khi Sargon II hạ thành Samari năm 721 trước Công nguyên.

Về phương diện tôn giáo, ban đầu họ thờ thần tượng (idolatria) rồi dần dần họ tiến đến tôn giáo thờ Đức Giavê. Vào đầu thế kỷ IV trước Công nguyên họ đã xây một đền thờ trên núi Garizim.

Những người Samari cho rằng núi Garizim là nơi chính thức phụng tự Đức Giavê, đối lập với Đền thờ Giêrusalem, và chỉ mình họ là con cháu các tổ phụ Do-thái xưa và là những người thừa hưởng tôn giáo của các tổ phụ đó.

Do đó, giữa những người Samari và Do-thái có một mối thù truyền kiếp. Mối thù đó ta gặp thấy trong các tài liệu thời xưa và đến nay cũng chưa chấm dứt (x. Gio 4,9).

Người Do-thái không bao giờ chiếm cứ hoàn toàn miền bên kia sông Giordan. Trước thời đại Hy – Á (từ thế
kỷ IV trước Công nguyên đến thế kỷ I sau Công nguyên), có nhiều bộ lạc Aram ở mạn bắc; sau cuộc chinh phục của Alexandrô đại đế, nhiều người Hy-lạp đã đến cư ngụ tại đó, thời Chúa Giêsu họ lập thành miền Thập tỉnh.

Đó là một nhóm các tỉnh thuộc văn minh Hy – Á, con số không nhất định nhưng vào khoảng trên dưới số 10 tỉnh, có lẽ có liên lạc với nhau như một kiểu liên minh, vì thế có tên là Thập tỉnh. Trong số các thành này, chỉ có thành Scitopolis (Beisan) là ở bên này sông Giordan, còn các thành khác đều ở bên kia sông Giordan.

Những thành có tiếng hơn là Damas ở phía bắc, Hippos ở bên đông hồ Tibêriađê, Gađara, Gêrasa, Pella, Philadelphia, … Một số các thành này đã chịu phục quyền Alexandrô Giannêô  (107 – 76 trước Công nguyên), nhưng sau lại được Pompêô giải phóng vào năm 63 trước Công nguyên. Mỗi thành đều có một khoảng đất tự trị làm thành những đảo văn minh Hy-Á giữa một miền mà đa số là dân Do-thái và thuộc vương quyền Do-thái.

3. Khí hậu

Palestina có hai mùa : mùa mưa hay mùa đông từ tháng mười một đến tháng tư và mùa nắng hay mùa hạ
từ tháng năm đến tháng mười. Mùa hạ mưa rất ít, mùa đông mực nước mưa trung bình khắp nơi là 600 ly.

Khí hậu thay đổi tuỳ miền. Thung lũng sông Giordan nóng hơn các miền khác, có khi tới 500; dọc theo bờ biển Địa Trung Hải, trung bình mùa xuân là 180, mùa hạ 250, mùa thu 220, mùa đông 120; miền đồi núi nhiệt độ thấp hơn một chút.

Giêrusalem cao 740 m, có nhiệt độ trung bình là 160 : nhiệt độ trung bình tháng giêng là 100, tháng tám là 260, nhiệt độ tối đa là 400, tối thiểu có khi xuống dưới 00.

Nazareth cao 300 m, có nhiệt độ trung bình là 180 : nhiệt độ trung bình tháng giêng là 110, tháng tám là 270,
nhiệt độ tối đa là 400, ít khi xuống dưới 00.

Ở Palestina ít khi có tuyết và thường thường nếu có là vào tháng giêng.

Mùa xuân và mùa thu thường có gió nóng từ phía đông gọi là sherqijje hay sirôccô và từ phía đông nam gọi là khamsin hay simun, hai thứ gió này làm hại mùa màng và sức khoẻ. Người Assyri coi hai thứ gió này như những con quái vật.

Về khí hậu xứ Palestina ngày nay so sánh với cổ thời có lẽ không khác nhau là bao, nhưng về phương diện phì nhiêu thì kém xa cổ thời. Lý do sự sa sút này là vì dưới thời thống trị của người Hồi giáo, dân cư phá rừng và bỏ việc canh tác.

Tuy vậy đó đây vẫn còn dấu vết sự phì nhiêu thời xưa, ví dụ xung quanh Capharnaum và dọc theo phía tây bắc hồ Tibêriađê. Còn những miền khác, những nơi nào người ta bắt đầu canh tác với những phương tiện hợp lý và trồng cây lại thì đất đai lại trở nên phì nhiêu.

Trong Cựu Ước, Đất Hứa thường được mô tả như một nơi chảy ra sữa và mật ong.

Lm Trịnh Hưng Kỷ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *