HỒ SƠ NON CONSUMMATUM
TOÀ ÁN HÔN PHỐI GIÁO PHẬN
IN CAUSA DISP. MATRIMONII SUPER RATO
PROT.04/00
Hồ sơ:
NHẬN ĐỊNH CỦA BẢO HỆ VIÊN
Kính gởi linh mục Chánh Án,
Tôi, Lm ………………………………, Bảo hệ viên củaToà án hôn phối Tổng giáo phận Tp.Hồ Chí Minh, ký tên dưới đây, đã đọc các án từ của vụ án non-consummatum ……………………………………………………………….và có nhận định như sau :
1. Đồng ý với điều tra viên không cần khám nghiệm thể lý cô …………………………….. vì đây là trường hợp non-consummatum do hoàn cảnh.
2. Sự kiện non-consummatum của các đương sự được tất cả các chứng từ xác định chắc chắn, kể cả các chứng từ khi các đương sự liên hệ chưa biết khả năng tháo gỡ hôn phối vì lý do non-consummatum.
3. Các vị mục tử liên hệ đều cam kết không có gương xấu trong cộng đoàn Dân Chúa nếu Đức Giáo Hoàng ban đặc ân miễn chuẩn này.
4. Việc xin đặc ân miễn chuẩn này có lý do chính đáng vì chắc chắn không thể hoà giải đôi hôn phối này.
Nên, kết luận,
Tôi không phản đối nếu hồ sơ này được trình lên Đức Thánh Cha để xin đặc ân miễn chuẩn.
Toà Tổng Giám mục , ngày tháng năm
Lm.
Bảo hệ
__________________________________________________
TOÀ ÁN HÔN PHỐI GIÁO PHẬN
IN CAUSA DISP. MATRIMONII SUPER RATO
PROT.04/00
Hồ sơ:
NHẬN ĐỊNH TỔNG KẾT
CỦA THẨM PHÁN ĐIỀU TRA
KÍNH TRÌNH ĐỨC CHA,
Hồ sơ: ……………………………………………. đã nộp lên Toà Án Hôn Phối Giáo Phận từ năm ………… Sau lệnh bổ nhiệm của Đức Cha ngày 21/09/2000, theo gợi ý của Cha Tổng Đại Diện và Cha Vũ Minh Nghiệp, con đã tiến hành điều tra vụ án này. Quá trình điều tra kết thúc ngày 23/10/2000; chúng con xin tổng kết vụ án và đệ trình lên Đức Cha.
Tóm lược dữ kiện
1. Diễn tiến cuộc hôn nhân
Cô ………………., sinh năm ……, đã kết hôn với anh …………………….., sinh năm ……………….., vào ngày ………………………………. tại nhà thờ ………………………………………., do linh mục ……………………………….. chứng hôn.
Hiện nay hai bên đã có giấy ly thân dân sự, theo quyết định của Toà Án Nhân Dân …………………………………………… Cả hai nguời đang có dự định tái hôn dân sự với nguời khác.
2. Quá trình vụ án.
Hai tuần sau ngày lễ cuới, ……………………………………………..
Ngày …………………………., cô ……………………………… trình đơn gởi lên Đức Thánh Cha, thông qua Đức Tổng Giám Mục Giáo Phận TPHCM, xin đặc ân miễn chuẩn hôn nhân “thành nhận nhưng chưa thành toại” với anh ………………………………………., vì lợi ích đời sống thiêng liêng và yên tâm xây dựng cuộc sống.
Toà Án Hôn Phối Giáo Phận đã ra quyết định nhận đơn ……………………………………………………. Sau khi lấy các chứng từ của nguyên đơn, bị đơn và các nhân chứng, cuộc điều tra kết thúc theo quyết định của Toà Án ngày …….
Chiếu theo Giáo Luật
3. Hôn nhân thành nhận nhưng chưa thành toại
“Hôn nhân thành sự giữa hai nguời đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy được gọi là hôn nhân thành nhận mà thôi, nếu chưa thành toại; được gọi là thành nhận và thành toại, nếu đôi bên đã theo cách thức hợp với nhân tính thực hiện tác động phu thê tự nó có khả năng sinh sản con cái” (GL 1061#1).
Theo điều luật 1061#2, “sau khi đã cử hành hôn nhân, nếu vợ chồng đã ở chung với nhau, hôn nhân ấy được suy đoán là đã thành toại, cho tới lúc chứng minh ngược lại”. Nếu có thể chứng minh được là hôn nhân chưa thành toại, “hôn nhân có thể được tháo gỡ do Đức Giáo Hoàng Rôma vì lý do chính đáng, khi cả hai hay một bên xin, mặc dầu bên kia không bằng lòng” (GL 1142; 1697).
4. Điều kiện để xin đặc ân tháo gở hôn nhân chưa thành toại
Đơn xin của một hay cả hai đương sự phải được Đức Giám Mục Giáo Phận giới thiệu lên Đức Giáo Hoàng, sau khi đã cho tiến hành điều tra theo quy định của Giáo Luật và của Thánh Bộ Phụng Tự Và Kỷ Luật Bí Tích (GL 1697-1706; Congregatio Pro Sacramentis, Litterae circulares “De processu super matrimonio rato et non consummato”, 20 dec. 1986).
Để được ban đặc ân Giáo Hoàng, phải xác định chắc chắn: sự kiện “chưa thành toại”, “lý do chính đáng và tính cách thuận lợi” của đặc ân (GL 1704#1).
5. Chứng minh sự kiện hôn nhân chưa thành toại
Truyền thống Giáo Luật đề ra ba cách để chứng minh sự kiện “hôn nhân chưa thành toại”: chứng cứ thời gian “per coarctata tempora”; chứng cứ duy lý và chứng cứ thể lý; kèm theo các chứng cứ này là những luận chứng về hoàn cảnh.
Có thể sử dụng chứng cứ thời gian nếu, sau lễ cuới, đôi hôn phối không có điều kiện về thời gian, nơi chốn, phương thế để có thể thực hiện hành vi phu thê (GL 1061#2). Trong án lệ của Thánh Bộ Kỷ Luật Bí Tích, khi chứng cứ thời gian đã chắc chắn, không cần thiết phải xét nghiệm thể lý, “caute vero omnia perpendantur, antequam eam inutilem esse edicatur” (S.C. PRO SACRAMENTIS, Litterae circulares De processu super matrimonio rato et non consummato, 20 dec. 1986, 18; Inst. De quibusdam emendationibus circa normas in processu super matrimonio rato et non consummato servandas, 7 mar. 1972, II, c); Tại Thánh Bộ, trường hợp này được giải quyết ngắn gọn nhất; chỉ cần một Consultor duyệt lại hồ sơ trước khi đệ trình lên Đức Thánh Cha.
Chứng cứ thời gian và chứng cứ duy lý được xây dựng trên lời khai của nguyên đơn , thụ đơn và các nhân chứng.
Chứng cứ được coi là vững chắc khi: các lời khai đều thống nhất; các lời khai đáng tin, nhất là qua lời giới thiệu bảo đảm của các cha xứ sở tại (Litterae Circulares 8); các lời khai được trình lên từ trước vụ án, được củng cố bằng các hoàn cảnh của sự việc. Bộ Giáo Luật cũ quy định phải có bảy chứng từ, “septimae manus”; nhưng hiện nay, “chỉ cần ít nhân chứng, miễn là chứng từ của họ thống nhất để có một chứng cứ vững chắc; nhất là khi các nguời này không thể bị nghi ngờ…” (Inst. De quibusdam emendationibus circa normas in processu super matrimonio rato et non consummato servandas, 7 mar. 1972, II, c).
6. Lý do chính đáng và tính cách thuận lợi của đặc ân
Khi giới thiệu lên Đức Giáo Hoàng, vị Giám Mục Giáo Phận trình bày lý do chính đáng và tương xứng cũng như tính thích hợp của việc ban đặc ân miễn chuẫn hôn nhân chưa thành toại; đồng thời bảo đảm là việc ban đặc ân không hề gây gương xấu trong Cộng đoàn Dân Chúa (GL 1704#1; Litterae circulares 7).
Lý do chính đáng và tương xứng chính, giusta causa, là ích lợi thiêng liêng của các tín hữu, salus animarum hay bonum fidelium. Vì thế, lý do chính đáng này tuỳ thuộc vào phán quyết của Đức Giáo Hoàng; các tín hữu không được khiếu nại về lý do chính đáng. Đức Giám Mục có thể trình bày lý do chính đáng này duới dạng lợi ích cá nhân hay ích lợi của Cộng Đoàn Dân Chúa. Trong rất nhiều giusta causa được Toà Thánh chấp nhận, một số có thể thích hợp với vụ án này: – có hiềm khích sâu đậm giữa đôi hôn phối; – có nguy cơ bất hoà và gây hấn giữa hai gia đình; – không còn hy vọng gì hoà giải được; – đã có ly thân hợp pháp theo Giáo Luật hay ly dị dân sự; – có nguy cơ họ không kiềm chế được và phạm tội điều răn thứ sáu; – có nghi vấn hôn nhân này bất thành do thiếu ưng thuận; – có nguy cơ họ lập gia đình ngoài Giáo Hội… (MARCHETTA B., Scioglimento del matrimonio, Padova 1981, 17-18).
Tính thuận lợi của việc ban đặc ân được thể hiện qua các bảo đảm là: việc ban đặc ân sẽ không hề gây thắc mắc, gương xấu hay chỉ trích Giáo Hội; việc ban đặc ân sẽ được các đương sự và Cộng Đoàn vui mừng đón nhận.
7. Nghi vấn hôn nhân bất thành do thiếu ưng thuận hay do áp lực vì lòng kính trọng
“Sự ưng thuận hôn nhân là một hành vi ý chí, nhờ đó một nguời nam và một nguời nữ trao và nhận chính bản thân của nhau do một giao ước bất khả thu hồi để làm thành hôn nhân” (GL 1057#2). Do đó để hôn nhân thành sự, hành vi ưng thuận phải thực sự là hành vi nhân tính, nghĩa là phải có đầy đủ tự do, ý thức và hiểu biết việc mình làm.
“Consensus matrimonialis est actus humanus, cum sit proprius hominis, in quantum est homo. Unde illae solae actiones vocantur proprie humanae quarum homo est dominus. Est autem homo dominus suorum actuum per rationem et voluntatem; unde et liberum arbitrium esse dicitur facultas voluntatis et rationis. Illae ergo actiones proprie humanae dicuntur quae ex voluntate deliberata procedunt” (Summa Theologica, prima secundae, q-1, a I, resp.; Coram Ragni diei 11 iulii 1986). Khi một nguời tỏ ra không làm chủ được các hành vi của mình trong khi tiến hành hôn nhân, chúng ta có thể có cơ sở đặt nghi vấn hôn nhân bất thành do khiếm khuyết sự ưng thuận.
Hôn nhân bất thành nếu một nguời kết hôn do bị ép buôc hay bạo lực áp đặt (GL 1103). Truyền thống Giáo Luật và các án lệ công nhận rằng: áp lực vì lòng kính trọng , “metus reverentialis”, có thể là nguyên nhân làm cho hôn nhân bất thành. Áp lực vì lòng kính trọng có hai đặc tính chính: – hợp pháp; thường do nguời bề trên chính đáng: cha, mẹ, thầy dạy…; – có tính cách tình cảm; áp lực này có được là do tình cảm gắn bó giữa nguời bề duới với bề trên của mình (S. Alphonsus, Theologia Moralis, tom. IV, lib. VI, trac. VI, n.1056; coram Serrano diei 26 iunii 1991).
Trong vụ án hôn nhân chưa thành toại, nghi vấn hôn nhân bất thành là một trong những yếu tố giúp hiểu rõ hơn và chắc chắn hơn sự kiện “chưa thành toại”. Nghi vấn này có thể tự nó không đủ thuyết phục để công bố hôn nhân bất thành, nhưng là một trong những lý do chính đáng để xin đặc ân của Toà Thánh.
Chiếu theo các dữ kiện
8. Sự kiện hôn nhân chưa thành toại được xác định chắc chắn
Lời khai của hai bên và các nhân chứng đều xác quyết hôn nhân …………………………………….. chưa thành toại.
Hai bên chưa hề có thời gian nào chung sống với nhau. Các chứng từ đều thống nhất chắc chắn về những diễn tiến của sự việc như sau:
Như vậy, qua các chứng từ, chúng ta có thể xác định chắc chắn sự kiện hôn nhân chưa thành toại theo chứng cứ thời gian: ………………………………….. chưa hề có dịp chung sống, chưa hề có dịp gặp gỡ riêng tư sau lễ cuới.
9. Việc xin đặc ân có lý do chính đáng và hoàn cảnh thuận lợi
Hiện nay không còn hy vọng gì để tái hợp đôi hôn phối này. Sự bất hoà sâu sắc đến nỗi
Hai bên đã có giấy ly thân dân sự từ ngày………………………………………………….
Hiện nay có nguy cơ chắc chắn cả hai sẽ tái hôn dù ngoài phép đạo.
Các nhân chứng và hai cha xứ liên hệ đều thống nhất ý kiến là việc Đức Giáo Hoàng ban đặc ân miễn chuẩn hôn nhân này sẽ không gây ra gương xấu và chỉ trích trong cộng đoàn Dân Chúa và sẽ đem lại vui mừng cho các đương sự cũng như gia đình hai bên.
10. Có nghi vấn hôn nhân bất thành
Qua các dữ kiện xẩy ra, mọi nguời đều ngạc nhiên vì hành động lạ lùng của anh…………………………….., ngay cả cậu ruột của anh là ông ………………………………………. Trong diễn tiến của hôn nhân này, hầu như anh …………………… đều thụ động nghe theo lời mẹ. Việc tổ chức đám cuới được sắp xếp theo ý bà mẹ anh và vì thuận lợi cho bà chứ không vì đôi hôn phối.
Như thế chúng ta có nghi vấn hôn nhân này bất thành vì anh ……………… thiếu tự chủ trong quyết định kết hôn và đã kết hôn theo quyết định của bà mẹ. Nghi vấn thiếu tự nguyện trong hôn nhân và bị áp lực của lòng kính trọng này rất khó chứng minh chắc chắn vì anh và gia đình tránh né tối đa không đề cập đến; không có hy vọng có thể lấy lời khai của họ về điểm này.
Nghi vấn này, dù không đủ chứng cứ để công bố hôn nhân bất thành, vẫn là một lý do xác đáng để nguyên đơn …………………………………. xin đặc ân miễn chuẩn hôn nhân này.
Kết luận
11. Sau khi tham khảo ý kiến của Bảo Hệ Viên, Lm ………………, chúng con nhận định là:
1. Hồ sơ ………………………………………………….. có đủ điều kiện cần thiết theo quy định của Giáo Luật và của Thánh Bộ Phụng Tự để có thể trình lên Đức Thánh Cha xin đặc ân miễn chuẩn hôn nhân chưa thành toại.
2. Nếu được Đức Thánh Cha ban đặc ân miễn chuẩn này, có thể ra lệnh cấm anh ……………………………… tái hôn nếu không có phép của Bề Trên Địa Phận.
Làm Tại Toà Tổng Giám Mục Giáo Phận TPHCM
Ngày tháng năm
Lm
Thẩm Phán Điều Tra
_______________________________________
Hochiminh City, 20 November 2000
VOTUM PRO REI VERITATE
Most Holy Father,
With this letter I, John B. PHẠM MINH Mẫn, Archbishop of Hochiminh City, in Vietnam, do humbly petition Your Holiness to grant a dispensation for the following ratified, non-consummated marriage. The couple, …………………………………………………………………, have had domicile in this archdiocese.
The marriage took place in the church of ……………………………………………………… in Hochiminh City, on ……………………………………………………, between the petitioner, …………………………………………………………….., born in 1900, and the Respondent, …………………………………………………………, born in 1900. Right after the Marriage Mass, there was a quarrel between the young couple and the petitioner decided to end the conjugal life.
By the mandate, dated September 21st 2000, my Judicial Vicar acted as instructor of the case. Completed the instruction and heard the Defender of the Bond, he presented his Opinion with the favorable conclusion.
I am convinced from the sample of the Acts of this case that the marriage of ………………………………………………………………………………. was never consummated and there is a just cause for the dispensation being granted.
As to the opportuneness of the dispensation, I received, personally, a fervent appeal and assurance of Rev. ……………………………………………………, Pastor of the Respondent and also my Episcopal Vicar of Priests’ Relationship.
Most Holy Father, satisfied that the Acts speak for themselves, I hope that ……………………………………………………………… should be granted this dispensation, for their spiritual and eternal well-being.
I am, Holy Father, most Obediently,
John Baptist PHẠM MINH Mẫn
Archbishop of Hochiminh City