LUẬT ÂN SỦNG VÀ HIỆP THÔNG CỦA DÂN THIÊN CHÚA
1. Giáo Hội màu nhiệm hiệp thông ân sủng
– Qua lịch sử cứu độ từ Cựu Ước sang Tân Ước, Thiên Chúa biểu lộ ý định muốn cứu độ con nguời bằng cách quy tụ họ lại thành một Dân có thể chế hữu hình (LG 5-9).
– Giáo Hội phát xuất từ ý định tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi, là “một xã hội có tổ chức theo phẩm trật và là Nhiệm Thể Chúa Kitô; một tập họp hữu hình và cộng đoàn thiêng liêng”; “có đặc tính vừa nhân loại vừa thần linh, vừa hữu hình vừa hàm chứa những thực tại vô hình …. Những thực tại hữu hình quy hướng về những thực tại vô hình” (LG 8; SC 2).
– Do luật Mạc Khải, bản chất của Giáo Hội có cấu trúc nền tảng “đoàn sủng – thể chế”: vừa sống theo ân sủng vừa có các thừa tác viên phẩm trật (1 Co 12, 4-11; Rm 12, 4-8; LG 4a; 12; AG 4; GS 32d).
– Do đó, quyền cai trị trong Giáo Hội có đặc tính: thừa tác vụ, thánh thiêng, giáo huấn, và hướng về mục đích tối hậu là “ơn cứu độ các linh hồn” (GL 1752; 383-387; 618-619; LG 27; 8a; 9c). Quyền lực trong giáo Hội không giống như quyền dân sự.
2. Những yếu tố của Giáo Luật
Do bản chất “đoàn sủng –thể chế”, những quy định điều hành đời sống của Giáo Hội bao gồm những yếu tố:
– những quy định của thiên luật mạc khải bao gồm những bổn phận và quyền lợi siêu nhiên không phát xuất từ một nhu cầu loài nguời (chủ thể và thể chế). Những quy định này được truyền lại qua Kinh Thánh và Truyền Thống.
– những quy luật của thiên luật tự nhiên nhằm bảo vệ và điều hành những quyền lợi và bổn phận tự nhiên của con nguời.
– giáo luật thiết định gồm những quy luật thuần tuý kỷ luật nội bộ, dù không trực tiếp là thiên luậtnhững ít hay nhiều nhằm diễn tả và bảo toàn thiên luật.
3. Hình thành Giáo Luật
– Ngay từ đầu các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi đã có các quy định về cử hành bí tích, giữ ngày chúa nhật, bầu và truyền chức giám mục và phó tế: Didache (100AD), Traditio Apostolica của St. Hippolytus (218AD), Didascalia Apostolorum (250); Canones Ecclesiastici Apostolorum (3000. Điểm độc đáo của thời kỳ này là các công nghị và công đồng địa phương để ấn định các luật cho các cộng đoàn.
– Thời kỳ các Đại Công Đồng ấn định các công thức tuyên xưng đức tin và kỷ luật Phụng Vụ cho toàn Giáo Hội. Dần dần hình thành các Decretum, Decretal và Collectio sưu tập quyết định của các Công Đồng và Giáo Hoàng..
– Khoãng năm 1140, tu sĩ John Gratian biên soạn bộ Concordantia Discordantium Canonum. Từ khoãng 1500, bộ sưu tập Gratian được hiệu đính nhiều lần và trở thành Corpus Iuris Canonici, được coi là nền tảng Giáo Luật tại Công Đồng Tridentino.
– Năm 1622, Đức Gregorio XV thành lập bộ Propaganda Fide và cơ quan này ban hành nhiều “năng quyền” mới trong Giáo Hội Roma.
– Do ảnh hưởng của bộ Code Civil của Pháp, một phong trào cải cách giáo luật phát triển mạnh. Bộ Giáo Luật 1917 chịu ảnh hưởng nặng của.
– Năm 1959, Đức Gioan XXIII công bố: -triệu tập hội nghị giáo phận Roma; – cải cách Bộ Giáo Luật; – triệu tập một công đồng chung. Việc cải tổ giáo luật được đình lại đến sau Công Đồng.
4. Luật địa phương của Giáo Hội tại Việt Nam
– Năm 1659, Đức Alexandro VII thành lập hai giáo phận Đàng Ngoài và Đàng Trong. Công đồng Dinh Hiến 1670 và Faifo 1672 đã ấn định các tổ chức cơ bản của Giáo Hội Việt Nam.
– Do hoàn cảnh khó tìm hiểu giáo luật trực tiếp từ Corpus Iuris Canonici, GHVN áp dụng các năng quyền xứ truyền giáo dựa theo các chỉ dẫn của Thánh Bộ Propaganda Fide qua các Directorium. Các quy định chủ yếu được bàn bạc trong rất nhiều công đồng địa phương; như : synodus Huế 1747; Đàng Ngoài 1753; Tây Đàng Ngoài (Hà Nội) 1795; Đàng Trong – Cam-bốt – Xiêm 1841; Trung Đàng Ngoài (Bùi Chu) 1854.
– Do chuyển biến lịch sử, GHVN có những quyết định quan trọng về giáo luật theo các công đồng miền Sàigòn 1880; Đàng Ngoài 1900 và 1912.
– Từ năm 1904, giáo phận Tây Đàng Trong tiến hành biên soạn Directoire, để hướng dẫn các linh mục thừa sai và bản xứ trong việc thi hành mục vụ. Văn bản Directoire pour les missions de la Cochinchine Occidentale et du Cambodge được ban hành ngày 22/02/1922.
– Sau khi phổ biến Bộ Giáo Luật 1917, công đồng Đông Dương (Việt – Miên – Lào – Xiêm) 1934 quyết định các giáo phận sẽ soạn lại Directorium và các sách kinh. Trong thực tế, chỉ có Directorium Vicariatus Apostolici de Hanoi– Luật Riêng Địa Phận Hà Nội 1941. Do chưa soạn lại được Directorium, các giáo phận dùng tập Chỉ Nam Linh Mục hay Bản Năng Quyền Thập Niên (bản cuối cùng là 1971-1980) để tạm thay thế.
Kết luận:
Luật Giáo Hội được xây dựng trên Mạc Khải và màu nhiệm hiệp thông. Mọi giải thích và áp dụng giáo luật phải dựa vào Luật của Chúa Kitô và nhu cầu cứu độ các linh hồn.